Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

be và FastGo sáp nhập, quyết tâm đấu Grab trên sân nhà?

Một báo cáo mới đây bất ngờ cho biết FastGo và be có thể đang đàm phàn để sáp nhập từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Mới đây, trang Vietnam Investment Review (VIR) đã bất ngờ đăng tải một báo cáo với nội dung rằng hai nền tảng gọi xe địa phương là be và FastGo có thể đang đàm phán sáp nhập để gia tăng sức mạnh cạnh tranh với ông lớn Grab tại Việt Nam.

Tuần trước, ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO của FastGo, chia sẻ trên Facebook cá nhân một nội dung nửa đùa nửa thật là “Nếu Be và FastGo sáp nhập thì đặt tên là gì?” cũng đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, cá be và FastGo đều không đưa ra bình luận về nghi vẫn này, theo VIR.

(Ảnh: Internet)

Ông Nguyen Viet Hung, một nhà tư vấn cho nhiều startup công nghệ địa phương, nói với VIR rằng Grab đang thống lĩnh thị trường và một thương vụ sáp nhậc be và FastGo có thể giúp tạo ra một bình diện cân bằng hơn.

Năm 2018, cùng năm Grab thâu tóm mảng kinh doanh và vận hành của Uber tại Dông Nam Á, FastGo và be được ra mắt với kì vọng có thể cạnh tranh được với công ty Singapore. Dù vậy, trong hai năm trở lại đây, thị trường Việt Nam còn chứng kiến thêm sự góp mặt của đại diện Go-Jek tại Việt Nam với tên gọi Go-Viet.

Theo ông Hung, mặc dù có được sự hậu thuẫn tài chính từ một ngân hàng nội địa, be sớm để lộ những điểm yếu trong vận hành. Tương tự Uber và Grab, các công ty gọi xe địa phương áp dụng chiến lược xâm nhập thị trường mạnh mẽ để đẩy mạnh tầm ảnh hưởng thay vì phát triển và đang dạng hoá dịch vụ cung cấp một cách chiến lược.

Cùng thời điểm, sau 4 năm vận hành, Grab đã tạo ra được một hệ sinh thái hấp dẫn bao gồm dịch vụ gọi xe, giao đồ, giao đồ ăn và thanh toán điện tử.

Cục diện cuộc chiến gọi xe tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019. (Nguồn: ABI Research)

Theo một báo cáo của ABI Research về thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, Grab đang là ông lớn có vị trí thống lĩnh với thị phần lên tới 73% cùng 146 triệu chuyến xe được hoàn thành. Khá đáng chú ý là trường hợp của be khi ứng dụng này mới đi vào vận hành từ trung tuần tháng 12 năm ngoái song đã kịp leo lên vị trí thứ hai của thị trường, mặc dù bị Grab bỏ khá xa, theo ABI Research. Cụ thể, ứng dụng này hiện có thị phần 16% cùng 31 triệu chuyến xe thực hiện trong 6 tháng.

Đứng ở hai vị trí tiếp theo trong thị trường dịch vụ gọi xe Việt Nam là Go-Viet, ứng dụng được GoJek hậu thuẫn, và FastGo, một dịch vụ thuần Việt Khác, với 10% và 1% thị phần cùng số chuyến xe thực hiện trong 6 tháng lần lượt là 21 triệu và 4 triệu. Miếng bánh thị trường còn lại dành cho các ứng dụng, dịch vụ khác là cực kì ít ỏi. Thực tế, ngoài bốn cái tên nói trên, những dịch vụ, ứng dụng khác trong 6 tháng đầu năm cũng chỉ thực hiện được khoảng 200.000 chuyến xe.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc