Công Nghệ

Bài hát chưa tung ra, video 'Chạy ngay đi' của Sơn Tùng M-TP đã mọc lên như nấm trên YouTube

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Theo chính sách của YouTube, các video dạng này được xếp hạng loại nội dung "Spam, hành vi lừa gạt và lừa đảo".

Sau hơn một năm trời im ắng và không có hoạt động nào thực sự đáng chú ý, sự kiện Sơn Tùng M-TP chuẩn bị tung ra bài hát mới rõ ràng là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất của showbiz Việt những ngày gần đây. Tận dụng tâm lý này và sức hút của Sơn Tùng, nhiều kênh YouTube đăng tải nhiều video theo dạng tên, hình một đằng, nội dung một nẻo để đánh lừa người dùng.

Bài hát chưa ra những trên YouTube đã xuất hiện không ít các video ăn theo Chạy ngay đi của Sơn Tùng, không ít trong số này chỉ nhằm giật tít, câu view bởi nội dung video không hề liên quan.

Theo đó, tìm kiếm trên YouTube với từ khóa “chạy ngay đi”, bạn có thể nhận được không ít kết quả video với những tiêu đề như “official music”, “lyrics video”, “offical audio”…. Tuy nhiên khi click vào thì nội dung trong video lại hoàn toàn không liên quan đến bài hát mới của Sơn Tùng. Thực tế, những hành vi này được kênh video lớn nhất hành tinh xếp vào dạng hành vi “Spam, hành vi lừa gạt và lừa đảo”. Khi được gắn cờ báo cáo, bị cảnh báo nhưng vẫn lặp đi lặp lại, kênh YouTube có hành vi này hoàn toàn có thể bị cảnh cáo vi phạm và có thể sẽ bị khóa.

Khi gặp video kiểu này, người dùng có thể gắn cờ, báo cáo xấu cho YouTube.

Nói về các hành vi tương tự, YouTube cho biết, “chúng tôi không ngừng nỗ lực giữ cho YouTube không có spam, lừa đảo và các hành vi lừa gạt khác nhằm mục đích lợi dụng cộng đồng YouTube.” Theo YouTube, khi tham gia dịch vụ này, người dùng được khuyến khích không đăng các nội dung chỉ tồn tại nhằm mục đích khuyến khích người xem tương tác. YouTube cũng yêu cầu các nội dung siêu dữ liệu (bao gồm hình thu nhỏ và tiêu đề của video) phải liên quan đến nội dung video. Khi gặp các nội dung vi phạm, người dùng có thể gắn cờ, báo cáo nội dung xấu.

Thực tế, vào trung tuần tháng 7 năm ngoái, YouTube đã cập một tính năng nhỏ nhưng cực kì tiện ích cho phép các hình đại diện của video (thumbnail) sẽ tự động chạy, thể hiện một phần nội dung video, như những hình ảnh gif. Bằng cách này, người dùng có thể phần nào xác định được nội dung video có liên quan và có lừa đảo, spam hay không.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất