Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Apple biết thừa iPhone 6 Plus rất dễ bị cong nhưng mặc kệ người dùng

Những tưởng sự cố iPhone 6 Plus dễ bị cong năm nào đã chìm xuống thì một tài liệu rò rỉ mới đây lại khiến người dùng một lần nữa cảm thấy đã bị Apple… phản bội.

Một tài liệu nội bộ của Apple mới đây đã được công bố cho thấy Apple biết rõ iPhone 6 và iPhone 6 Plus rất dễ bị cong. Tài liệu này được công bố bởi Thẩm phán Lucy Koh liên quan đến một sự vụ pháp lý trong đó Apple bị kiện vì màn hình cảm ứng gặp vấn đề do một số phiên bản iPhone dễ bị cong.

iPhone 6 và iPhone 6 Plus ghi nhận bước chân của Apple vào lãnh địa của phân khúc smartphone màn hình lớn. Tuy nhiên, mọi thứ không quá suôn sẻ với ông lớn này.

Theo đó, tài liệu của toà án cho biết, những thử nghiệm của Apple tìm ra rằng iPhone 6 dễ bị cong hơn iPhone 5s tới 3,3 lần, trong khi đó con số này của iPhone 6 Plus là 7,2 lần. Trong trường hợp bạn không còn nhớ, trở lại thời điểm cuối năm 2014, sau khi iPhone 6 và iPhone 6 Plus ra mắt, nhiều người dùng liên tục tố những chiếc máy này rất dễ bị cong (ở khu vực yếu điểm nhất là nút tăng giảm âm lượng) ngay cả trong điều kiện sử dụng bình thường.

iPhone 6 và 6 Plus rất dễ bị cong ở khu vực bố trí phím tăng, giảm âm lượng.

Apple trong khi đó khẳng định những trường hợp iPhone bị cong “là cực kì hiếm”. Dù vậy, một số nguồn tin cho biết, trong những lô iPhone sau đó, Apple đã âm thầm gia cố thêm độ bền cho khung nhôm, bằng chứng là việc những chiếc iPhone sau này có trọng lượng lớn hơn so với những lô hàng đầu tiên. Tuy nhiên, Apple chưa bao giờ thừa nhận điều này.

Hai năm sau, vào năm 2016, nhiều iPhone 6, 6 Plus ghi nhận tình trạng màn hình cảm ứng kém nhạy, xuất hiện sọc trên màn hình… Đây cũng có thể là kết quả của việc thân máy dễ cong.

Đến tháng 8 năm 2016, “di chứng” của những chiếc iPhone 6 và 6 Plus dễ cong lại tiếp tục xuất hiện khi nhiều chiếc máy thuộc hai phiên bản này ghi nhận tình trạng “đơ” màn hình cảm ứng. Theo trang The Next Web lúc đó, lỗi “đơ” cảm ứng này là do mối hàn của chip điều khiển màn hình cảm ứng TouchUD được gắn trên bo mạch chủ bắt đầu bị cong (do máy dễ cong, uốn) khiến kết nối chập chờn. Vấn đề khi đó lan trọng đến mức người ta gọi nó bằng cái tên “bệnh dịch cảm ứng” (Touch Disease).

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết The Verge

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual