Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Redirect Internet

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn

Ngoài những tiếng ồn hay tiếng nói chuyện của những người xung quanh thì mùi lạ hay ánh sáng chiếu qua cửa sổ cũng là những chi tiết mà bạn nên để tâm khi bay.

Thói quen của hầu hết chúng ta khi đi máy là ngủ, làm việc, đọc sách hay xem một bộ phim và chẳng có thời gian để tâm đến những thứ xung quanh. Thậm chí, nếu có quan tâm đến một thứ gì đó thì ắt hẳn nó cũng có liên quan đến sự thoải mái của bản thân khách hàng như là kích thước ghế ngồi, hành xử của những hành khách ngồi gần, hay những tiếng ồn nếu có.

Tuy nhiên, đối với các phi công hoặc những ai thuộc phi hành đoàn, những người đã được đào tạo để luôn chú ý đến các chi tiết dù nhỏ nhất, thì đây mới chính là những điều bạn cần lưu tâm vì đôi khi nó thể ảnh hưởng đến an toàn của bạn.

Mùi lạ

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn Ảnh 1

Nếu ngửi thấy mùi gì đó lạ, hãy báo ngay cho phi hành đoàn bởi đây rất có thể là mùi phát ra do trục trặc ở động cơ hoặc hệ thống kho chứa nhiên liệu.

Theo Tom Farrier, cựu giám đốc an toàn bay thuộc Hiệp hội Vận tải hàng không Mỹ: “Các âm thanh lạ cũng là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn. Tuy nhiên, thông thường cabin được cách âm rất tốt, do đó hành khách khó nhận thấy các âm thanh này. Ngược lại mùi hương (mùi nhiên liệu, chất lưu, không khí tỏa ra do quá nóng) có thể lan toả trong không khí, do đó hành khách có thể phát hiện ra.

Ánh sáng chiếu qua cửa sổ

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn Ảnh 2

Sự thay đổi đột ngột của ánh sáng chiếu qua cửa sổ cho thấy dấu hiệu phi công đang thay đổi hướng bay. Theo Farrier đó có thể là “dấu hiệu đầu tiên cho thấy phi công đang thay đổi hướng bay vì một nguyên nhân nào đó”.

Băng đóng trên máy bay

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn Ảnh 3

Tanya Gatlin, một phi công và là phó giáo sư thuộc đại học Denver, Mỹ chia sẻ: “Một trong những lo ngại của phi hành đoàn là lượn băng đóng trên máy bay. Thông thường, trước khi cất cánh băng và tuyết phải được dọn sạch khỏi máy bay và phải được phủ các chất liệu ngăn băng hình thành trong khoảng thời gian máy bay ở trên không.

Lý do cho việc này là khi băng đóng, động cơ sẽ không sản sinh ra đủ nhiệt, điều này có thể gây khó khăn với các phi công đó là khi máy bay giảm tốc độ để chuẩn bị hạ cánh. “Chúng tôi sẽ phải hạ cánh trong một quãng đường rất ngắn và chẳng có cách gì để hạ cánh nhanh mà động cơ đang ở trạng thái không chạy”, bà nói.

Thông báo hoãn chuyến

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn Ảnh 4

Hầu hết hành khách đều cảm thấy kho chịu vì chuyến bay của mình bị hoãn, nhưng theo ông Patrick Smith, một phi công và là tác giả của blog hàng không Ask the Pilot, thì hành khách nên lắng nghe kỹ lưỡng.

“Bạn nên nghe kỹ thông báo vì đó có thể là hoãn chuyến hoàn toàn hoặc khi máy bay đã vào đường băng và nằm đó chờ đến 25 phút. Mặc dù, đôi lúc loa phát thanh chỉ phát ra thông báo hoãn chuyến và không đề cập đến vấn đề gì nhưng bạn có thể hỏi lại nhân viên hãng hàng không mình sắp bay để biết rõ liệu thời gian hoãn bao lâu và nên lắng nghe từ đầu đến cuối”.

Vị trí cửa thoát hiểm

5 điều phi hành đoàn khuyến cáo bạn phải 'nằm lòng' nếu muốn có chuyến bay an toàn Ảnh 5

Đa số hành khách thường không để ý đến các hướng dẫn an toàn khi máy bay cất cánh. Tuy nhiên, trong trường hợp máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, hành khách sẽ không có đủ thời gian hay khả năng để tìm thấy cửa thoát hiểm ở đâu.

Theo John Chesire, chỉ huy trưởng không quân hoàng gia Anh: “Điều đầu tiên bạn nên lưu ý khi lên máy bay là tìm cửa thoát hiểm gần nhất. Sau đó, đếm số ghế từ vị trí đang ngồi đến cửa thoát hiểm. Trong trường hợp khẩn cấp như ở không có ánh sáng, máy bay rơi xuống nước, khói mù do hoả hoạn, hay thậm chí là lúc máy bay lộn ngược bạn vẫn có thể đếm được số ghế bằng cách sờ vào các hàng ghế để tiến tới cửa thoát hiểm”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất