Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại

Nhiều ông lớn công nghệ tham vọng ở mảng game song chưa cái tên nào có được thành công đáng chú ý.

Game Center (Apple)

4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại Ảnh 1
(Ảnh chụp màn hình)

Game Center, được Apple ra mắt năm 2010, đóng vai trò là một nền tảng quản lí xuyên suốt các trò chơi của Apple. Nó được xem như một “hệ điều hành dành riêng cho game” cho các thiết bị đến từ “táo khuyết”.

Game Center có một hệ thống quản lí thành tích người chơi, danh sách bạn bè và một số hoạt động tương tác. Dù vậy, mọi thứ khá đơn giản và không thực sự có ý nghĩa đến mức cuối cùng Apple đã từ bỏ ý tưởng này.

Vấn đề lớn nhất mà Game Center đối mặt và thực tế không thể vượt qua là việc các nhà phát triển trò chơi cũng xây dựng các tính năng tương tự Game Center cho chính trò chơi của mình. Về sau, Game Center được duy trì dưới dạng tuỳ chọn. Các nhà phát triển game có thể chọn áp dụng nó hoặc không.

Với vai trò một nền tảng, Game Center thiếu nhiều tính năng cơ bản như nhắn tin hay tin nhắn thoại. Cuối cùng, Apple loại bỏ dịch vụ khỏi các thiết bị iOS và macOS và vẫn chưa thay thế nó.

Tay cầm chơi game Fire TV (Amazon)

4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại Ảnh 2
Ảnh: Amazon

Những cỗ máy chơi game từ lâu đã là giấc mơ của các ông lớn công nghệ. Trở lại thời điểm năm 2014, Amazon ra mắt một phiên bản set-top box Fire TV đi kèm tay cầm chơi game và có sẵn nhiều trò chơi đến từ các nhà phát hành nổi tiếng. Dù vậy, trò chơi trên Fire TV không thể thăng hoa. Người dùng Fire TV hiện tại vẫn có thể chơi game trên nó nhưng Amazon không còn sản xuất hay bán ra tay cầm.

Trò chơi Crucible (Amazon)

4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại Ảnh 3
Ảnh: Amazon

Có thể bạn chưa biết Amazon đã ra mắt một trò chơi với ngân sách đầu tư cực khủng trong năm nay mang tên gọi Crucible. Mặc dù là một trò chơi miễn phí và được đưa lên nền tảng chơi game lớn nhất thế giới, Steam, Crucible thực tế không có nhiều thành công.

Ở thời điểm ngày 21/5, Crucible có khoang 25.000 người chơi cùng lúc ở đỉnh cao. Đến ngày 22/5, hai ngày sau khi ra mắt, Crucible biến mất khởi top 100 trò chơi phổ biến nhất trên Steam.

Đến nay, Crucible đã được Amazon rút khỏi Steam và công ty này cho biết nó sẽ được đưa về chế độ beta. Điều đáng nói là Crucible đã được phát triển trong suốt hơn 5 năm cùng kinh phí hàng triệu USD.

Stadia (Google)

4 lần các ông lớn công nghệ tham vọng tấn công mảng game nhưng thất bại thảm hại Ảnh 4
Ảnh: Google

Sau rất nhiều chờ đợi và kì vọng, tháng 11 năm ngoái, Google ra mắt Google Stadia. 

Google Stadia không phải một cỗ máy chơi game hay một nền tảng game. Thay vào đó, nó được hiểu như một khu chợ điện tử của Google mà người dùng có thể mua các trò chơi. Google Stadia mong muốn trở thành Netflix trong lĩnh vực trò chơi.

Điều đáng nói là Google Stadia có thể stream trò chơi đến người dùng bất kể họ đang ở đâu. Dù vậy, 9 tháng sau, Google Stadia không thu hút được quá nhiều tiếng vang.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Thanh Xuân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc