Đường băng Sea Ice, McMurdo Sound, Nam Cực
Còn được biết đến với tên gọi “The Ice” (tạm dịch: tảng băng), Đường băng Sea Ice ở Nam Cực không được rải mặt bằng bất kì chất liệu nào. Và nếu như điều này vẫn chưa đủ đáng sợ, nó hoàn toàn được làm từ… băng và có thể bị nứt dưới sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng và băng tan, không có bất kì đường băng nào để máy bay hạ cánh.
Sân bay Quốc tế Princess Juliana, St. Maarten, Mỹ
Sân bay Quốc tế Princess Juliana, St. Maarten, Mỹ có lẽ sẽ đáng sợ với những người đang tắm nắng trên bãi biển hơn là với hành khách. Đường băng của sân bay này khá ngắn và nó kết thúc ngay gần bãi biển. Điều này có nghĩa là máy bay phải bay cực kì thấp, trước khi hạ cạnh. Những người tắm biển sẽ được “hưởng” trải nghiệm kì lạ bằng tiếng động cực kì lớn và gió mạnh.
Sân bay Paro, Paro, Bhutan
Sân bay quốc tế duy nhất tại Bhutan là Paro nằm ở độ cao 2,23 km trên mực nước biển và bao quanh bởi dãy Himalaya với đỉnh cao nhất lên tới 4,87 km. Tất cả khiến chỉ những phi công kì cựu nhất mới được phép lái máy bay ở đây.
Sân bay Barra, Eologarry, Scotland
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết những chiếc máy bay sẽ phải hạ cánh trên cát tại sân bay Barra ở Scotland. Do nằm trên bờ biển, người ta cũng phải tính toán thời gian hạ cánh máy bay vào lúc không có thuỷ triều. Lúc đó, “đường băng” sẽ hoàn toàn biến mất.
Sân bay Juancho E. Yrausquin, Đảo Saba, Hà Lan
Nếu những cơn gió cực mạnh do những ngọn núi tạo ra chưa làm bạn rùng mình thì đường băng dài chưa đến 400 mét của sân bay Juancho E. Yrausquin chắc chắn cũng sẽ làm ngay cả những người can đảm nhất run sợ.
Sân bay Narsaruaq, Greenland
Gió và các yếu tố nhiễu động ở sân bay Narsaruaq thường xuyên xuất hiện đến mức việc cất cánh và hạ cánh của máy bay chỉ được phép thực hiện vào ban ngày. Phi công ở đây cũng cần thực hiện những cú rẽ 90 độ để xếp hàng máy bay trên đường bay - điều này đặc biệt khó khi có gió.
Sân bay quốc tế Gibraltar, Gibraltar
Bên cạnh việc kết thúc ở một khu cảng, đường băng của sân bay quốc tế Gibraltar giao với Đại lộ Winston Churchill Avenue, một trong những khu phố nhộn nhịp. nhất Gibraltar. (Nó phải đóng cửa mỗi khi có máy bay hạ cánh.)
Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha
Được biết đến như là sân bay nguy hiểm nhất ở Châu Âu, các phi công phải đối mặt vời một bên là đồi một bên là biển khi tác nghiệp ở sân bay này. Đường băng của nó cũng nhiều gió và rất ngắn.
Sân bay Qamdo Bamda, Trung Quốc
Sân bay Qamdo Bamda từng là sân bay cao nhất trên thế giới. Dù vậy, ở độ cao 4,33 km so với mực nước biển, không khí loãng cũng khiến việc hạ cánh khó hơn bao giờ hết. Đổi lại, sân bay này có đường băng rải mặt dài nhất thế giới, ở mức 5,47 km.
Sân bay Gustaf II, St. Barths
Với chiều dài 640 mét, đường băng của sân bay Gustaf II không những ngắn mà còn kết thúc ở mội bãi biển công cộng đầy khách du lịch.
Matekane Air Strip, Matekane, Lesotho
Đường băng tại sân bay này khoảng 400 mét nhưng vực bên dưới nó lại sâu đến hơn 600 mét. Nhiều người vì thế ví những chiếc máy bay tren đường băng này như một chú chim đang lao ra ngoài tổ tập bay.
Sân bay quốc tế Ketchikan, Alaska
Sân bay quốc tế Ketchikan thường xuyên đóng băng vì vì trí địa lý đặc biệt gần núi, biển và có gió ạnh của mình.
Sân bay Tenzing-Hillary, Nepal
Sân bay Tenzing-Hillary, Nepal là một trong những sân bay có đường băng dốc nhất trên thế giới và kết thúc ở dãy Himalaya hùng vĩ. Thật dễ hiểu khi các chuyển bay chỉ được cất cánh hoặc hạ cánh vào ban ngày và khi thời tiết cho phép.
Sân bay Courchevel, Pháp
Không chỉ ngắn, đường bay ở sân bay Courchevel còn có độ dốc 18,5%. Chưa kể đến việc xung quanh nó là rất nhiều núi đá.