Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Vì sao phải cúng bánh trôi bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực?

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

Nguồn gốc của Tết Hàn Thực?

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. “Hàn Thực” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày tết truyền thống này gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.

Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế.

Tết Hàn Thực vốn bắt nguồn từ Trung Quốc.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm.

Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Mâm lễ cúng Tết Hàn thực ở Việt Nam cần những gì?

Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng kỵ khác.

Chuyên gia văn hóa T. S Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực, không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay.

Ngoài ra, theo phong tục lễ cúng từ trước đến nay của người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên bàn thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này.

Ngoài những lễ vật trên, các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với khoảng 5 loại quả. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Có nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc trong Tết Hàn thực?

Trao đổi với Dân Trí, Ts Nguyễn Ánh Hồng cho biết, bánh trôi của Việt Nam cũng khác với bánh trôi Tàu của người Trung Quốc. Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường. Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ… Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên, tuy nhiên theo Ts Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

“Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn tròn đầy, tinh khiết trong cuộc sống”, Ts Nguyễn Ánh Hồng khẳng định.

Bánh trôi nhiều màu sắc không đúng với nguyên gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực.

Chuyên gia này cũng cho rằng, vào ngày lễ này các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hiệp Đồng Nai - Người lan toả sức sống của nghệ thuật nuôi chim
Em gái Đặng Văn Lâm khoe dáng nuột nà