Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Người Việt đón Tết Đoan Ngọ bằng mâm cỗ như thế nào?

Từ những ngày đầu của tháng 5, người dân đã rục rịch chuẩn bị mọi thứ cho cái Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), đây cũng là sự kiện quan trọng không kém Tết Nguyên Đán.

Ngày giết chết sâu bọ, cứu người dân thoát khỏi cảnh khó khăn

Tương truyền rằng, ngày xưa cứ vào khoảng thời gian này là nông dân lại bị mất mùa do sâu bọ từ đâu kéo lên ăn sạch các loại cây trái, phá hỏng mùa màng khiến họ lâm vào cảnh khốn cùng, không biết làm cách nào để giải quyết. Đúng vào thời điểm đó, có một ông lão, xưng là Đôi Truân xuất hiện và cứu giúp họ. Ông lão chỉ cho mỗi nhà lập đàn cúng gồm mâm trái cây và bánh tro, sau đó ra trước cửa tập thể dục. Đơn giản vậy mà vô cùng hiệu nghiệm, một lúc sau đã thấy sâu bọ chết thành từng đàn, mùa màng được cứu sống. Để tưởng nhớ đến ngày quan trọng ấy, dân chúng gọi ngày đó là Tết diệt sâu bọ.

Vì sao lại là Tết Đoan ngọ?

Tết Đoan ngọ bắt nguồn từ việc giờ cúng thường vào 12 giờ trưa, đúng giờ Ngọ nên cái tên đó được ra đời. Giờ Ngọ được cho rằng là thời điểm có dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng rực rỡ nên được chọn làm giờ cử hành lễ cúng. Ở một số làng quê, người dân rất xem trọng ngày này do cuộc sống của họ phụ thuộc rất lớn vào mùa màng, cây trái, mọi việc phải thuận buồm xuôi gió nên Tết Đoan ngọ đối với họ vô cùng ý nghĩa, cũng là khoảng thời gian để sum họp gia đình nửa năm một lần.

Những món ăn xuất hiện trong dịp Tết Đoan ngọ

Từ những ngày xa xưa, mâm cúng trong ngày này luôn phải có trái cây và bánh tro, hay còn gọi là bánh ú. Theo thời gian, mâm cúng còn có thêm các rượu nếp cẩm, loại trái cây cũng như xôi, chè, thịt vịt hay thịt heo đa dạng hơn.

Bánh tro là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng, đặc biệt là ở Đà Nẵng. Cách làm kì công, nhiều nguyên liệu chuẩn bị và đòi hỏi sự khéo léo trong việc gói bánh.

Cơm rượu ở miền Bắc đặc biệt được chú trọng, phải xuất hiện trong ngày này. Ở miền Nam, cơm rượu mang một hình dáng khác. Khi cơm rượu miền Bắc tơi từng hạt thì ở miền Nam lại được vo thành từng viên nhỏ. Loại màu vàng ngà, được ưa chuộng hơn màu tím, thường gọi là cơm rượu nếp cẩm.

Chè trôi nước khá giống với bánh trôi của miền Bắc. Chè này còn ngon ở nước đường nấu cùng gừng, mang một vị thơm rất đặc trưng, ấm áp. Tất cả các nguyên liệu đi cùng rất hài hòa. Vị dẻo và bùi của viên chè hòa quyện cùng nước đường thanh tao được cân bằng bởi vị béo của nước cốt dừa. Món chè này chưa bao giờ khiến người ăn phải thất vọng.

Các loại trái cây phụ thuộc vào từng mùa, từng vùng. Chủ yếu sử dụng những loại trái cây nhiệt đới, khá nóng như vải, nhãn, mận, hay dưa hấu. Vì người dân tin vào việc những loại trái cây ‘gắt’ này có thể tiêu diệt được mầm bệnh, sâu bọ trong người.

Ngoài những món ăn trên, sự đa dạng trong phong tục tập quán và tín ngưỡng đã khiến mâm cúng thêm phần đa dạng như có thêm các loại thịt như thịt vịt, gà hay heo cũng được dùng rất nhiều trong ngày lễ này.

Xuất hiện từ rất lâu như một truyền thống cổ xưa gắng liền với đời sống người dân Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ cũng đặc biệt và quan trọng như những ngày chào đón năm mới. Dù đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với những ghi chép khác nhau về nguồn gốc hình thành thì cũng không thể phủ nhận được ý nghĩa của ngày này trong lòng người dân, cũng như việc tưởng nhớ lại giai đoạn khó khăn khi những ngày vụ mùa bị thất thu lúc ấy.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Quỳnh Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc – Được Ưu Tiên Lựa Chọn Tại Cẩm Mỹ Đồng Nai