Bạn có phải là tín đồ của phim ảnh? Bạn là fan cuồng của những sợi mì ramen lừng danh? Nếu cả hai câu hỏi đều khiến bạn gật đầu thì bộ phim Tampopo sẽ là sự kết hợp tuyệt vời dành cho bạn, một cú chạm của ẩm thực Nhật Bản vào lĩnh vực điện ảnh thông qua nghệ thuật mì ramen.
Khoảng 25 năm về trước, khi Jiro đam mê về món sushi thì Juzo đã có niềm yêu thích mãnh liệt đối với món mì ramen của đất nước mình. Và từ đó, một kịch bản về bộ phim ẩm thực đã được ấp ủ và để rồi vào năm 1985, bộ phim hài Tampopo được công chiếu giúp cho món ăn lừng danh trong ẩm thực Nhật Bản đến gần hơn với các tín đồ ăn uống, mì ramen.
Nổi tiếng với cảnh quay về bài học tôn trọng thức ăn giữa hai nhân vật cậu trai trẻ (Ken Watanabe) và ông lão (Yoshi Kato) - một bậc thầy về ramen. Khi tô mì được dọn ra, Watanabe đã vội vã chộp lấy bát mì. Ngay lập tức, ông lão đã chỉ cho chàng trai bài học đầu tiên về thuật ăn ramen là thưởng thức chúng đúng cách.
“Đầu tiên, quan sát toàn bộ bát mỳ. Thưởng thức hương vị tỏa ra. Những bong bóng mỡ lấp lánh như viên ngọc nổi trên bề mặt, rong biển chầm chậm chìm xuống, hãy để ý 3 miếng thịt lợn. Chúng đóng vai chính nhưng lại thể hiện một cách khiêm tốn. Sau đó dùng đầu đũa chạm nhẹ vào miếng thịt, bày tỏ sự xin lỗi với chúng và nói: Hẹn gặp lại.”
Sợi mì ramen làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu hay còn gọi là nước Lye. Nước tro tàu là thành phần không thể thiếu cho độ dẻo dai của sợi mì, cũng như chúng còn tạo nên hương vị đặc trưng và màu vàng óng ánh cho ramen.
Nguyên liệu nấu Dashi khá phong phú, độ ngọt có thể đến từ xương gà, xương heo, khoo cá bào, tảo bẹ, hải sản,… Đòi hỏi người nấu phải biết kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu để hoà hợp cùng gia vị Tare.
Trong tất cả các món mì, chỉ duy nhất ramen là loại không chỉ độc đáo về hương vị mà còn đa dạng với những cách sáng tạo, biến tấu đặc trưng ở mỗi địa phương. Về cơ bản, có 5 loại nước súp tương ứng với 5 kiểu mì ramen:
Một bát mì ramen sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi một trong những nguyên liệu sau đây:
Dù rất bình dân, món mì được nhiều người sành ăn ca ngợi. Rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách hình dành hẳn cả một chủ đề về ramen, giới thiệu các món mì và đặc biệt là nghệ thuật thưởng thức mì. Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng về món ăn lừng danh này. Vào buổi trưa, thực khách sắp hàng rất dài trước các tiệm mì nổi tiếng, lạ đời là giá của mỗi bát mì chỉ vỏn vẹn khoảng 9 đô.
Cách thưởng thức ramen đúng chuẩn người Nhật là ở những quầy hàng thô sơ ven đường, trên những chiếc ghế đẩu trước quầy hàng, thực khách xì xụp húp những bát mì nóng hổi vừa mới dọn ra. Theo những người sành ăn, cái ngon của tô mì ở cả trong nước lèo nấu bằng xương heo.
Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ, phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục. Bạn sẽ không thể thấy được khuôn mặt của thực khách. Vì cách ăn đặc biệt của ramen là bát mì được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước lèo hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười khoái trá. Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy “thanh lịch”, nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mì như thế thì mới ngon.
Bộ phim Tampopo đã rất thành công khi đem lại những thước phim rất chân thực về những bát mì ramen bình dân nhưng lại tinh tuý quốc hồn của người Nhật. Những tiếng húp xì xụp, làn khói toả nghhi ngút từ bát súp và những sợi mì óng ánh trong từng đoạn phim đã khiến người xem không thể kiềm lại được ước muốn một lần thưởng thức hương vị của ramen. Bên cạnh đó, điểm sáng của bộ phim chính là thổi hồn nghệ thuật thưởng thức mì ramen cùng với văn hoá ẩm thực Nhật Bản đã giúp cho những sợi mì vàng ươm này đến gần hơn với thực khách trên toàn thế giới.