Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Ăn ngon - chơi đã

Chỉ 1 viên đường không tan qua 3 chìm 7 nổi cũng đủ chứng minh món bánh trôi tinh tế biết bao nhiêu!

Vì sao viên đường bé nhỏ bọc trong bột gạo trắng, luộc cho chín kỹ qua 3 chìm 7 nổi vẫn không tan chảy? Vì sao bánh chay lại có tên gọi là bánh chay?... Những câu hỏi tưởng như đơn giản này, qua bao đời hễ cứ đến tết Hàn thực là lại khiến nhiều người bối rối vì không thể hiểu nổi tại sao!

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang màu sắc riêng, đậm bản chất Việt. Vào dịp này, những người còn dù đi đâu xa cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ và cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Nhiều sự tích cho rằng, bánh trôi, bánh chay có nguồn gốc từ thời Hùng Vương và tục làm bánh này gợi nhớ về “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Những chiếc bánh trôi tròn trịa ngắn ngần đầy đặn đã trở thành hình ảnh quen thuộc ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt.

Món bánh chay đặc trưng trong ngày tết Hàn thực.

Đĩa bánh trôi ngọt ngào được các bà nội trợ mua về dâng lên tổ tiên.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, bắt đầu từ tháng 3 hàng năm, thời tiết bắt đầu chuyển từ mùa xuân sang mùa hè, thời tiết bắt đầu nóng lên. Việc lựa chọn ăn đồ nguội như bánh trôi, bánh chay cũng là điều vô cùng hợp lý.

Nét tinh tế nhất ở món bánh trôi - Chỉ 1 viên đường không tan dù đã qua 3 chìm 7 cũng đủ nói lên tất cả

Bánh trôi, bánh chay được làm từ bột nếp, nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê. Những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát có một hương vị cô cùng đặc biệt.

Bánh trôi khi luộc chín thì sẽ nổi lên trên. Lúc vớt ra, phải nhanh chóng cho bánh vào nước lạnh để các viên bánh không bị dính vào nhau.

Viên đường nhỏ bé thế này mà lại có sức sống dẻo dai.

Người làm bánh cũng thật tài tình, bánh được luộc phải làm sao cho mềm nhưng không làm nát viên đường đỏ bên trong. Những viên bánh tròn, đẹp mắt, đều tăm tắm được xếp vào đĩa gọn gàng để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Nhiều người thường thắc mắc, vì sao nhân đường của bánh trôi sau khi luộc chín vẫn không bị chảy nhão? Thực ra, phía sau câu hỏ này là cả một hành trình làm ra viên đường phên nhỏ bé nhưng cũng vô cùng gian nan.

3 chìm 7 nổi mà nhân đường của bánh trôi vẫn không tan.

Đường phên được làm từ mía. Ban đầu, cây mía bị ép lấy nước. Loại nước này được đun nóng để cô đặc lại thành mật mía, có màu nâu. Mật mía lại tiếp tục đun nhẹ cho đến khi keo lại. Kế đó đổ vào khuôn, dùng dao cắt thành miếng là ta đã có được đường phên.

Các bà nội trợ nhào nặn viên bánh trôi.

Trên thực tế, càng chứa nhiều mật mía thì màu sắc và hương vị của đường phên càng đậm đà, và khi nấu nướng cũng khó chảy ra hơn. Ngoài ra chúng còn có tính hút ẩm rất cao nên phải bảo quản ở nơi thoáng mát.

Viên đường đúng chuẩn sẽ không dễ dàng bị tan chảy.

Vì thế, muốn làm bánh trôi ngon, các bà nội trợ rất kỳ công trong việc chọn nhân đường phên.

Tại sao lại lấy tên gọi là bánh chay?

Người ta bảo, bánh trôi và bánh chay như cặp song sinh, như đôi tình nhân làm đẹp và ngọt ngào hơn cho ngày Tết Hàn thực. Nhận định ấy một phần bắt nguồn từ truyền thuyết về nguồn gốc ngày Tết, cũng một phần để nhấn mạnh thêm cho việc xuất hiện song song và không thể thiếu bất kỳ một trong hai loại bánh trong ngày này.

Ngoài bánh trôi, tết Hàn thực còn không thể thiếu bánh chay.

Bánh chay thì được nặn viên to hơn. Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm; được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng.

Nước dùng của bánh chay được làm vô cùng đặc biệt. Nước dùng này nhất định phải có chút hương hoa bưởi. Mùi thơm nhẹ nhàng, thanh tao khiến bát bánh chay trông vô cùng hấp dẫn.

Bánh trôi bánh chay ăn ngon nhất khi bánh nguội. Cắn những chiếc bánh trắng, mềm, dẻo rồi từ từ nhai chậm rãi, vị ngọt của đường, của nhân lan ra khiến bánh ngon hơn bao giờ hết. Tên gọi của món ăn này ra đời cũng chính vì sự thanh cảnh của món ăn. Vừa chay hoàn toàn, không quá ngọt và lại có thoang thoảng chút hoa bưởi thơm mát, thanh tao.

Hai món bánh đặc trưng của ngày Tết Hàn thực này tưởng là vô cùng dễ nhưng thật ra không hề dễ chút nào.

Từng thao tác phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Chỉ cần mạnh tay một chút thôi, món bánh sẽ không được đẹp mắt và nhân sẽ bị vỡ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tiểu Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV