Bên cạnh những lời khen tặng, vẫn có nhiều lời không mấy hào hứng lắm đối với ca khúc mới. Phan Mạnh Quỳnh cũng đã đoán trước điều này.
Trở lại làng nhạc bằng ca khúc Yêu nhau nửa ngày vào ngày 18/9 vừa qua, nam ca, nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh tiếp tục tạo bất ngờ cho người hâm mộ của mình bằng sản phẩm thứ 2 liên tiếp Tôi muốn quên em - một bản tình khúc buồn cốt yếu để “lót đường” cho ca khúc được đầu tư khủng đang chờ đợi phía trước.
MV Lyric Tôi muốn quên em
Giữ đúng định hướng âm nhạc đã đề ra, Phan Mạnh Quỳnh chấp nhận nghe những lời chê từ công chúng vì anh muốn hướng khán giả tiếp cận, quen tai với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, mang hơi thở hiện đại của âm nhạc thế giới. Hòa âm chủ đạo của bản nhạc là dàn dây, mang màu sắc như một thước phim điện ảnh chứa đựng hình ảnh người con trai cô đơn, da diết và cố nén nỗi đau của mình. Cùng với chất giọng đặc trưng, Tôi muốn quên em không giống như bất cứ bản ballad nào. Giai điệu, ca từ không khiến người nghe trở nên cay xót, đau nhói ở tâm hồn mà là ung dung, tự tại đối diện với sự thật phũ phàng của tình yêu và tìm cho mình một con đường mới.
“Tôi muốn quên em đi, để tìm lại niềm vui, để sống thiết tha hơn”.
Bên cạnh những lời khen tặng, vẫn có nhiều lời không mấy hào hứng lắm đối với Tôi muốn quên em. Phan Mạnh Quỳnh cũng đã đoán trước điều này.
“Có thể nhiều người sẽ không thể cảm nhận được giai điệu sẽ đi như thế nào ở vài lần nghe đầu. Tuy nhiên, khi mọi người hiểu được câu chuyện và kiên nhẫn lắng nghe, ca từ sẽ ngấm vào trong lòng” - Nam ca sĩ chia sẻ.
“Bài hát cũng có một điểm gây bất ngờ là Quỳnh để điệp khúc sau cùng được mở rộng như một thủ pháp để diễn tả nỗi đau vẫn tiếp tục, nằm đó như những phiến đá còn mãi với thời gian”.
Ca khúc với nội dung đơn thuần về chia lìa trong tình yêu đôi lứa. Tình yêu không có lỗi, chỉ là cả hai tâm hồn không còn đồng điệu về quan điểm sống, tính cách nên đành trở thành bạn đường của nhau.
Và trong lời bài hát cũng có đoạn giãy bày người nghệ sĩ không thể thốt ra được niềm thương, nỗi nhớ của mình thì chỉ có thể “Lại nhìn về đôi tay, điệu nhạc hòa tâm can”.
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến những người “giữ hồn” thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đứng vững trong lòng đối tác, khách hàng.