Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Âm nhạc

Nói KHÔNG với hàng free: Sơn Tùng đang làm giàu cho nền âm nhạc Việt Nam?

Sơn Tùng là cái tên hiếm hoi ở Vpop đang thực hiện tốt điều này!

Ở Việt Nam, khái niệm “bản quyền” vẫn trở nên quá đỗi xa lạ và đang là vấn đề nan giải. Rất ít đối tượng tiếp nhận nghệ thuật nghĩ đến việc bỏ tiền túi ra để được “hưởng thụ” một sản phẩm. Thói quen không tôn trọng sản phẩm âm nhạc của công chúng xuất phát từ một phần thiếu ý thức tự bảo vệ của chính người làm nghề. Ở thời điểm hiện tại, các nghệ sĩ Việt đang trở nên dễ dãi đến mức sẵn sàng cho khán giả tải và nghe miễn phí trên các trang âm nhạc, thậm chí họ không buồn ra album vì sợ… lỗ. Điều này đã và đang ngày càng kéo nền âm nhạc còn chưa kịp phát triển của Việt Nam xuống dưới cả mức trung bình.

Trước đây là Mỹ Tâm và bây giờ là Sơn Tùng M-TP

Nói đi cũng phải nói lại, may thay, showbiz Việt vẫn còn những cái tên có đủ tiềm lực để chinh chiến ở mặt trận này. Nếu như dạo trước đây có Mỹ Tâm sở hữu đội ngũ fan đông đảo luôn sẵn sàng chi hàng chục triệu để “trang trí” cho liveshow thần tượng thì nay đã có Sơn Tùng M-TP với lực lượng Sky cũng “chịu chơi” không kém.

Riêng mỗi Fan meeting của Sơn Tùng đã quy tụ hàng nghìn người hâm mộ.

Mỗi người trong số họ đã chi trả số tiền không nhỏ để sở hữu một chiếc vé có mặt tại nơi đây.

Với sân khấu đầy sáng tạo, những màn trình diễn được đầu tư hoành tráng, Fan meeting của Sơn Tùng xứng đáng là 1 trong những Fan meeting lớn nhất lịch sử Vpop.

Không nói đâu xa, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, biết bao nhiêu sản phẩm âm nhạc, show diễn, Fan meeting của nam ca sĩ gần như “cháy sạch” chỉ trong 1 thời gian ngắn. Với album m-tp M-TP ra mắt hồi đầu tháng 4 vừa qua tại TP HCM và Hà Nội đều được tẩu tán sạch sẽ và nhanh như một cơn gió hết 1.000 bản ở mỗi nơi chỉ trong 1 buổi sáng mở bán trước thềm Fansign.

Bộ album trên trị giá 280.000 đồng.

Nhân dịp đầu năm cũng như ăn mừng nhận nút vàng Youtube, như một lời tri ân, Sơn Tùng và ekip quyết định cho ra mắt bộ merchandise (sản phẩm quà tặng) gửi đến người hâm mộ. Việc giới thiệu bộ merchandise (bao gồm lịch tết, bao lì xì, khăn cổ và 300 vé mời tham dự buổi Private Year End Meeting) cũng chính là hướng phát triển mới trong tương lai của công ty M-TP Entertainment, bắt nhịp với văn hóa Kpop nói riêng, thị trường âm nhạc thế giới nói chung. Giá cho nguyên bộ sản phẩm là 500.000 đồng còn với từng món bán lẻ thì dao động từ 100.000 đến 250.000.

Phần nhiều sản phẩm đã bán sạch.

Trên sân khấu lớn mang tầm quốc tế khi Sơn Tùng tham dự Viral Fest Asia tại Bangkok, giá vé ở cả hạng mức Standard và VIP dao động ở mức 490.000 - 1.145.000 đồng, một con số khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Chưa kể khán giả Việt muốn sang Thái để xem còn phải tốn thêm nhiều khoản chi phí di chuyển, ăn ở. Thế nhưng rất nhiều người hâm mộ cũng chấp nhận chi trả để theo chân thần tượng.

Sơn Tùng trên sân khấu Bangkok.

Kể cả đang trình diễn ở nước ngoài, Sơn Tùng cũng có hẳn “dàn đồng ca” hùng hậu.

Video clip tiết mục của Sơn Tùng (Nguồn: Viral Fest Asia)

Văn hoá nghe nhạc có ý thức khởi nguồn từ chính những cá nhân nhỏ cho đến cộng đồng lớn mạnh

Không phải chuyện một ngày, hai ngày có thể thay đổi được nhận thức của cả một cộng đồng. Thế nhưng, nhìn xa hơn, điều này tập cho khán giả (bắt đầu từ những người trẻ hâm mộ âm nhạc của nam ca sĩ này) thói quen bỏ tiền để mua sự giải trí, hưởng thụ về mặt tinh thần. Dần dà, chính thói quen của một, hai người sẽ đến hàng trăm, hàng nghìn người cùng nhau tạo nên văn hoá nghe nhạc: Nghe có ý thức.

Nghệ sĩ cũng là con người, cũng phải ăn, phải uống. Nghệ sĩ đi mua mớ rau cũng phải trả tiền cho người lao động, vậy tại sao chúng ta lại không trả tiền cho sức lao động của họ? Dĩ nhiên, vấn đề luôn phải được giải quyết từ hai phía, riêng bản thân người nghệ sĩ, họ cũng nên tự biết cách bảo vệ chất xám của chính mình. Có như vậy, mối quan hệ “cộng sinh” nghệ sĩ - khán giả mới đi lâu, xa và dài hơn được.

Thử tưởng tượng đến một ngày, bạn buộc phải bỏ tiền ra để có thể được thưởng thức một sản phẩm nhạc Việt. Đó mới là lúc tiếng nói của bạn có “sức nặng” hơn cả. Vì với 1 sản phẩm tốn phí, nó buộc phải có giá trị thực sự. Bạn hoàn toàn có quyền quay lưng hoặc tẩy chay những tác phẩm mờ nhạt, chất lượng kém. Nghệ sĩ cũng buộc phải “lao vào guồng” vì yêu cầu của người nghe cũng như giá trị thực sự về vật chất họ sẽ nhận lại. Cứ thế “tích tiểu thành đại”, chẳng phải bộ mặt âm nhạc Vpop sẽ sáng hơn nhiều?

Viễn cảnh này thật lung linh và giá trị. Đáng mong làm sao!

Mong rằng, sẽ ngày càng có thêm những cái tên như Sơn Tùng M-TP góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam và mang nó vươn ra thế giới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết JoongKi

Được quan tâm

Tin mới nhất