Sắc màu Cuộc Sống

Vụ xe Mercedes lao xuống sông Hồng: Lan can thành cầu quá yếu, chỉ lệch tay lái nhẹ là rơi xuống sông

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Qua quan sát, phía ngoài làn hỗn hợp cầu Chương Dương, nhiều chân lan can bị gỉ, tróc sơn. Những lúc cao điểm phương tiện qua lại đông đúc, ô tô phải chen lấn với xe máy thực sự rất nguy hiểm. Nếu xe trọng tải lớn như xe buýt di chuyển trên cầu sẽ có hiện tượng rung lắc mạnh.

Theo quan sát, tại làn hỗn hợp cầu Chương Dương có rất đông phương tiện bao gồm ô tô, xe máy và xe buýt lưu thông. Phía ngoài làn hỗn hợp, nhiều chân lan can gắn với mép bê tông cầu Chương Dương bị gỉ, tróc sơn. Mép bê tông giữ thanh lan can cũng bị bong tróc, nứt vỡ ẩn tàng nhiều nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông qua cầu.

Lan can trên cầu Chương Dương gỉ sét, bong tróc. Ảnh: Dân Việt.

Khu vực lan can gãy được thi công lại ngay rạng sáng 4/11. Ảnh: Dân Việt.

Theo ghi nhận của VNE, một độc giả có tên Lê Trung bày tỏ suy nghĩ sau sự việc: “Tôi nghĩ Sở Giao thông Hà Nội nên điều chỉnh lại giao thông không cho ôtô đi vào làn dành cho xe máy vì lan can thành cầu quá yếu, chỉ lệch tay lái nhẹ thôi là rơi xuống sông. Cầu Vĩnh Tuy lan can cao và chắc chắn nhưng làn sát thành cầu cũng chỉ cho xe máy đi. Cầu Chương Dương nên tuyệt đối không cho ô tô đi vào làn sát thành cầu”.

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, chị Phương (người dân phường Bồ Đê, Long Biên) nói những lúc cao điểm phương tiện qua lại đông, ô tô phải chen lấn với xe máy thực sự rất nguy hiểm. Nếu xe trọng tải lớn như xe buýt di chuyển trên cầu sẽ có hiện tượng rung lắc mạnh.

“Tôi thấy cầu này có lan can che chắn yếu, chỉ được hàn các khung thép lại với nhau lâu ngày một số đoạn đã hoen gỉ. Trong khi, các cây cầu khác khác bắc qua Sông Hồng vào trung tâm Hà Nội đều có phần trụ lan can bằng bê tông dày, cao khoảng 50cm, bên trên mới lắp các khung chắn bằng sắt thép”, chị Phương nói.

Cầu Chương Dương - nơi xảy ra vụ việc ô tô lao xuống sông.

Ô tô mất lái đã tông gãy lan can cầu và lao xuống sông Hồng. Ảnh Otofun

Ngoài ra, những người khác đứng theo dõi lực lượng chức năng xử lý hiện trường cũng cho rằng, cây cầu có lượng phương tiện di chuyển qua lại khá đông đúc. Lẽ ra, cơ quan chức năng nên phân luồng cố định cho ô tô đi vào làn trong cùng, còn làn phía bên ngoài nên dành riêng cho xe máy.

Như thông tin đã đưa, khoảng 19h30 nhiều người đi trên cầu Chương Dương hốt hoảng khi thấy một xe ô tô mất lái đâm gãy dải phân cách lao xuống sông Hồng. Được biết, thời điểm xảy ra vụ việc, ô tô đang đi từ phía Long Biên sang nội thành Hà Nội.

Thông tin ban đầu vị trí lan can cầu bị xe húc đổ khoảng 10m ở nhịp số 19, cầu Chương Dương.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an quận Long Biên phối hợp với phòng CSGT Công an TP Hà Nội xác minh biển số xe, số khung, số máy chiếc xe trên mang tên Nguyễn Thị Thu H. (29 tuổi, ở phường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội).

Toàn bộ phần đầu xe nát, hư hỏng rất nặng.

Sau nhiều giờ tìm kiếm, tới khoảng 1h sáng 4/11, lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe Mercedes biển số 30E-86836 ở dưới sông Hồng cách vị trí bị rơi khoảng 1km. Bên trong xe có 2 phụ nữ đã tử vong.

Qua kiểm tra xe ô tô gặp nạn, công an phát hiện có 1 đăng ký xe ô tô, 1 giấp phép lái xe, 1 đăng kiểm, 1 bảo hiểm mang tên Nguyễn Thị Thu H., ở địa chỉ trên và 1 giấy CMND mang tên Trịnh Văn Th. (SN 1976, HKTT Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội).

Bên cạnh đó, Công an quận Long Biên đã phối hợp Viện KSND quận tiến hành khám nghiệm hiện trường và đưa thi thể của hai người trên về nhà xác Bệnh viện Đức Giang. Công an cũng đã xác định danh tính nạn nhân thứ 2 của vụ tai nạn là Bùi Kim C. (21 tuổi) trú tại Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất