Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Vụ container đâm Innova lùi ở Thái Nguyên: Thủ tục và trình tự Giám đốc thẩm vụ án được thực hiện như thế nào?

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Hội đồng xét xử Giám đốc thẩm sẽ xem xét lại tính đúng đắn của bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu thấy phiên tòa phúc thẩm đã tuyên đúng người, đúng tội, bản án phúc thẩm sẽ được giữ nguyên. Nếu phát hiện sai phạm sẽ hủy bản án đã tuyên và yêu cầu điều tra lại. 

Liên quan đến vụ container đâm Innova lùi ở Thái Nguyên mới đây, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên án 6 năm tù giam đối với bị cáo Lê Ngọc Hoàng, tài xế container đâm vào xe Innova đi lùi trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Phán quyết này của TAND tỉnh Thái Nguyên với bị cáo Lê Ngọc Hoàng đã gây ra nhiều tranh cãi, trong đó, khá nhiều ý kiến đều cho rằng việc kết tội tài xế Hoàng là chưa thỏa đáng và thiếu thuyết phục.

Liên quan đến vụ việc nói trên, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn kêu oan của chị Vũ Thị Thúy (vợ tài xế container Lê Ngọc Hoàng, quê Thái Bình) đến TAND Tối cao xem xét, xử lý.

Ngày 5/11 vừa qua, ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao khẳng định, cơ quan này sẽ nghiên cứu, xem xét lại bản án này.

Bị cáo Hoàng tại tòa.

Liên quan đến thông tin nói trên, nhiều độc giả thắc mắc đặt câu hỏi về trình tự Giám đốc thẩm vụ án được thực hiện như thế nào?

Trao đổi với báo Dân Việt, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, thủ tục giám đốc thẩm bao gồm: Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Nếu sau khi rút hồ sơ vụ án trên mà phát hiện sai phạm trong quá trình xét xử sơ thẩm hoặc phúc thì Chánh án Tòa án cấp cao tại Hà Nội sẽ ký kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm.

Sau đó tòa án thành lập một hội đồng xét xử Giám đốc thẩm, hội đồng này sẽ xem xét lại tính đúng đắn của bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu thấy phiên tòa phúc thẩm đã tuyên đúng người, đúng tội, bản án phúc thẩm sẽ được giữ nguyên. Nếu phát hiện sai phạm sẽ hủy bản án đã tuyên và yêu cầu điều tra lại.

Trong vòng 4 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên tòa Giám đốc thẩm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất