Sắc màu Cuộc Sống

Vẻ đẹp thuần khiết như thiên thần của người bạch tạng

Giai Kỳ
Chia sẻ

Người bạch tạng vốn có màu da, đôi mắt... không giống với người bình thường, cũng vì vậy mà họ trở nên đặc biệt, và thậm chí bị soi mói, dị nghị. Nhưng ẩn đằng sau sự khác biệt đó là một vẻ đẹp mà ít ai ngờ đến.

Năm 2016, Nhiếp ảnh gia người Nga Yulia Taits đã nảy ra ý tưởng chụp ảnh những người bị bạch tạng vì vẻ đẹp độc đáo của họ đã thu hút cô. Với nữ nhiếp ảnh gia, vẻ đẹp này rất tinh khiết và tuyệt vời, thậm chí cô còn cho rằng nó được xuất hiện trong tưởng tượng hay truyền thuyết, câu chuyện cổ tích.

Người bạch tạng trở nên cực kì cuốn hút qua bộ ảnh.

Yulia Taits chia sẻ: “Là một nghệ sĩ photoshop, tôi có một niềm đam mê để tạo ra những thế giới tưởng tượng thông qua công việc và nghệ thuật của tôi. Đây là loạt trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi vì tôi có thể chụp những bức ảnh đẹp mà không cần photoshop.”

Tất cả các bức ảnh đều được Yulia Taits chụp với tông màu trắng không có màu bổ sung. Và chính tông màu này đã khiến các bức ảnh trông càng chân thực và ấn tượng hơn. Cô đặt tên cho bộ ảnh là “Vẻ đẹp của người bạch tạng” và nó nhanh chóng tạo được sự chú ý. Nhiều người đánh giá cao bộ ảnh vì đã giúp họ nhận ra vẻ đẹp của những người bạch tạng. Trong số đó có nhiều phản hồi tích cực từ chính người bạch tạng. Họ nói rằng dự án của cô khiến họ mạnh mẽ hơn, họ cảm thấy đẹp và tự tin hơn theo cách mà họ đang có.

Nhiều người bạch tạng nhận ra họ đang sở hữu vẻ đẹp hiếm có.

Với những khích lệ đó, mới đây nhiếp ảnh gia người Nga tiếp tục cho ra mắt bộ ảnh “Vẻ đẹp của người bạch tạng” tập 2. Cũng như trong bộ ảnh cũ, bộ ảnh mới cũng tập trung vào vẻ đẹp tựa như thiên thần của những người bạch tạng với gam màu trắng chủ đạo.

Vẻ đẹp như thiên thần của các em nhỏ mắc bệnh bạch tạng.

Bạch tạng là thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh do rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melanin, làm cho da, tóc và mắt của người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da. Ngoài ra, bạch tạng còn gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực và sợ ánh sáng.

Trên thế giới, cứ khoảng 20000 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh bạch tạng, trong đó người châu Phi mắc tỉ lệ này cao nhất. Hiện nay chưa có thuốc chữa được bạch tạng, do đó người bị bạch tạng phải sống một cuộc sống khá khổ sở. Họ chỉ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cứ 20.000 người sẽ có 1 người mắc bệnh bạch tạng, ở châu Phi tỉ lệ này là cao nhất.

Tuy nhiên đáng lo ngại hơn là những tổn thương về tinh thần mà những người bị bạch tạng đang phải chịu đựng khi họ trở thành tâm điểm bị soi mói, bàn tán với những khuyết điểm trên cơ thể mình. Thậm chí ở một số nơi, người bạch tạng bị coi là quỹ dữ, mang lại điều xui xẻo cho cộng đồng.

Nhiều đứa trẻ bạch tạng ở châu Phi bị săn lùng và giết hại dã man.

Ở châu Phi, những người bạch tạng khi sinh ra còn bị săn lùng vì nhiều người quan niệm các bộ phận của người bạch tạng có khả năng kì diệu và mang lại may mắn. Ví dụ như họ cho rằng xương người bạch tạng làm từ bụi vàng và là một thành phần quan trọng để chế tạo thuốc thần. Cũng bởi vậy mà những người bạch tạng ở đây bị truy đuổi và sát hại hết sức dã man, bị chặt tay, chặt chân, bị cướp đi các bộ phận trên cơ thể. Sau đó nội tạng và xương của họ được rao bán trên chợ đen với giá cắt cổ.

Chia sẻ

Bài viết

Giai Kỳ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất