Sắc màu Cuộc Sống

Trước Indonesia, Nhật cũng từng gánh chịu hậu quả nặng nề do thảm họa kép: Hôm nay, người dân đông bắc Nhật như ở trong ‘Tử Cấm Thành’

Long Anh (Tổng hợp)
Chia sẻ

Ngày 11/3/2011, thảm họa động đất, sóng thần ngày làm 15.893 người chết, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích, cùng những thiệt hại về tài sản vô cùng nặng nề. Ngày nay, bức tường chắn biển bằng bê tông cao 12 m, dài gần 400 km, được xây dựng dọc bờ biển khu vực này, khiến người dân cảm thấ

Toàn cảnh thảm hoạ kép đã tàn phá Indonesia những ngày qua

Cảnh tan hoang ở Palu sau thảm họa kép. Video: Reuters.

Theo Daily Mail, thành phố Palu đã bị tàn phá nặng nề sau thảm kịch động đất sóng thần hôm 28/9 vừa qua. Trận động đất 7,5 độ tạo ra sóng thần cao 3 m tấn công thành phố Palu với 600.000 dân ở Indonesia. Thảm hóa kép còn tạo ra hiện tượng hóa lỏng đất, hà cửa sập xuống khi mặt đất ở thành phố Palu hóa thành bùn mềm, mặt đất dưới chân sụt lún.

Thông tin mới nhất của cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNBP) ngày 3/10 cho biết số người thiệt mạng sau thảm họa đã tăng lên 1.374 và 113 người vẫn mất tích.

Người dân đứng giữa cảnh tan hoang tại một nhà thờ Hồi giáo ở Palu. Ảnh: AFP.

Sau thiên tai này, chính quyền địa phương phải gấp rút cho chôn cất tập thể thi thể các nạn nhân để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Theo Guardian, hàng trăm thi thể được tìm thấy ở các bãi biển và giới chức trách sợ rằng nhiều người có thể đã bị sóng cuốn xa ra biển. “Nhiều thi thể nằm rải rác trên bãi biển và nổi trên mặt nước”- Nining, một người dân địa phương nói với báo giới.

Núi lửa Soputan phun trào tạo cột khói cao 4.000 m trên không trung. Ảnh: Twitter.

Theo RT, thảm họa thiên nhiên tiếp tục xảy ra ở đảo Sulawesi, miền trung Indonesia khi núi lửa Soputan “tỉnh giấc” vào sáng 10/3. Núi lửa Soputan cao 1.809 m so với mực nước biển. Hiện chưa có báo cáo nào về thương vong.

Rùng mình nhìn lại thảm họa kép ở Nhật Bản 7 năm trước

Thảm họa ở Nhật Bản 11/03/2011.

Trong ngày 11/3 đen tối của 7 năm về trước, bức tường bằng bê tông cao 12,5 m thay thế đập chắn nước cao 4 m từng hoàn toàn vô tác dụng. Động đất, kéo theo sóng thần, có nơi cao tới 30 m còn làm rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Tàu hỏa, ô tô nát vụn sau thảm họa kép ở Shinchi, tỉnh Fukushima.

Bồn chứa nhiên liệu phát nổ ở nhà máy lọc dầu Cosmo, thành phố Ichihara, tỉnh Chiba sau vụ động đất ngày 11/3/2011.

Sau thảm họa kép kinh hoàng, khoảng 395 km tường được xây dựng dọc bờ biển với kinh phí lên đến 1.350 tỷ yen (tức khoảng 12,74 tỷ USD).

“Bức tường sẽ ngăn cản sóng thần để chúng không tràn vào đất liền”, Hiroyasu Kawai, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Cảng biển và Sân bay ở Yokosuka, cho hay. “Thậm chí nếu sóng thần cao hơn, bức tường cũng giúp làm chậm quá trình nước tràn bờ và đảm bảo người dân có thêm thời gian sơ tán”.

7 năm sau, hàng nghìn người dân ở vùng duyên hải Đông Bắc nước Nhật đã tái xây dựng cuộc sống của họ phía sau một bức tường chắn biển cao lớn.

Nhiều cư dân ban đầu hoan nghênh ý tưởng xây tường nhưng sau đó quay sang chỉ trích việc này vì không gian tù túng, được ví như ở tù hoặc trong Tử Cấm Thành. Một số người nói rằng họ không được hỏi ý kiến trong quá trình lên kế hoạch xây dựng. Một số khác nói việc chi tiền xây tường đồng nghĩa rằng các kế hoạch tái thiết khác, như xây nhà ở cho người dân mất nhà, bị bỏ lại phía sau. Những người khác lại lo lắng rằng bức tường bê tông sẽ hủy hoại ngành du lịch.

Chia sẻ

Bài viết

Long Anh (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất