Sắc màu Cuộc Sống

TP.HCM lập các trạm đo nồng độ oxy trong máu và thở oxy tại các khu dân cư

Linh Chi
Chia sẻ

Sở Y tế cũng cập nhật hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà và đề nghị giám đốc các bệnh viện, trung tâm y tế tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người mắc COVID-19.

Sở Y tế cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Y tế tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM ngày 17/8, Sở Y tế cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện, trung tâm y tế tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người mắc COVID-19.

Ngày 18/8, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ thành lập các trạm SpO2 (đo nồng độ oxy trong máu) và thở oxy tại các khu phố và tổ dân phố để hỗ trợ cho người F0 thở oxy trong trong khi chờ tổ phản ứng nhanh tới hỗ trợ.

Khi F0 có một trong các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, mất mùi, cảm giác khó thở... thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022 (bấm số 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số 4 để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành").

F0 có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh của phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

TP.HCM lập các trạm đo nồng độ oxy trong máu và thở oxy tại các khu dân cư Ảnh 1
Ảnh: VTC News

F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

Mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân; thay khẩu trang 2 lần/ngày hoặc khi cần, sát khuẩn tay bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.

Thường xuyên sát khuẩn tay, khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo...

Đo thân nhiệt, SpO2 (nồng độ oxy trong máu - nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng "Khai báo y tế điện tử".

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (tổng đài 1022, số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, TP. Thủ Đức).

Tất cả thành viên ở cùng nhà với F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm "Khai báo y tế điện tử" mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.

Các toa thuốc điều trị cho F0 tại nhà

Các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng virus và các thuốc kháng viêm corticoid, kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định (riêng thuốc kháng virus sẽ có hướng dẫn sử dụng khi có hướng dẫn của Bộ Y tế).

Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

F0 cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.

Toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà dành cho người lớn theo hướng dẫn của Sở Y tế ban hành:

TP.HCM lập các trạm đo nồng độ oxy trong máu và thở oxy tại các khu dân cư Ảnh 2
Ảnh: Tuổi Trẻ
Chia sẻ

Bài viết

Linh Chi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất