Sắc màu Cuộc Sống

Tính mạng học sinh hay 'tiến sĩ giấy': Cái nào đáng ưu tiên hơn?

Theo Lao Động
Chia sẻ

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)khiến 16 học sinh bị thương một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi: Tính mạng của học sinh đang bị mang ra "đánh cược" trong những ngôi trường chờ sập, vậy tại sao các dự án đầu tư cho trường học vẫn bị "xếp xó"?

Theo số liệu do Sở GD&ĐT Hà Nội cung cấp, trên địa bàn thủ đô có tới 40 trường đã xuống cấp và cần phải được đầu tư xây dựng từ nay cho đến năm 2020.

Là 1 trong 40 trường trên, thầy và trò Trường THPT Đông Anh luôn ở trong tâm lý lo lắng vì tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Theo ông Nghiêm Quý Bình - Hiệu trưởng, Trường THPT Đông Anh được xây dựng từ năm 1999, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Trường cũng đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị được hỗ trợ kinh phí để cải tạo nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

Vụ sập lan can trường học tại Trường Tiểu học xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) mới đây khiến 16 học sinh bị thương.

“Trường từng xảy ra tai nạn như vỡ kính, rơi cửa. Nhà trường đã phải huy động nguồn xã hội hóa để sửa tạm nhưng về lâu dài, để đảm bảo an toàn cho học sinh thì vẫn mong nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng”, Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh cho biết.

Nói về những tai nạn tại trường học thời gian qua, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, việc này là do chúng ta đang thiếu sự quan tâm. Trong giáo dục có hai cái mà chúng ta phải quan tâm đó là an toàn và chất lượng, trong đó an toàn phải được đặt lên trên hết vì liên quan đến tính mạng. Nên việc củng cố cơ sở hạ tầng cho trường học là điều hết sức cần thiết.

“Chúng ta không thể ngồi cân đo, đòi hỏi phải bớt cái này thêm cái kia, bất kỳ cái gì đầu tư cho giáo dục đều là cần thiết, thế nhưng các nhà quản lý trên cơ sở thực tiễn cần phải đánh giá, cân nhắc xem cái nào là cái nên làm trước. Muốn nói gì thì nói, tính mạng của học sinh vẫn là trên hết”, ĐBQH Dương Trung Quốc nói.

Lấy ví dụ về đề án 12.000 tỉ đồng, đào tạo 9.000 tiến sĩ phục vụ đổi mới giáo dục, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, nên xem xét lại tính bức thiết cũng như tính thực tiễn của đề án này. Học hàm, học vị rất cần thiết cho nền giáo dục chính quy, nhưng chúng ta đã có hàng mấy chục nghìn tiến sĩ và tự chúng ta cũng thấy được chất lượng của tiến sĩ hiện nay đến đâu.

“Rõ ràng, chất lượng tiến sĩ của chúng ta hiện nay đang không tương đương với giá trị của học vị ấy hay nói cách khác là “không đáng đồng tiền bát gạo” mà chúng ta đã đầu tư”, theo ĐBQH Trung Quốc.

Trong khi cơ sở vật chất của nhiều trường học đang xuống cấp, đe dọa đến tính mạng của con em thì chúng ta lại đi đầu tư cho một thứ mà người ta vẫn hay gọi mỉa mai là “tiến sĩ giấy”. Vậy thử hỏi, cái nào mới đáng ưu tiên hơn?

Chia sẻ

Bài viết

Theo Lao Động

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất