Sắc màu Cuộc Sống

Thả cá chép tiễn Táo quân lên chầu trời thế nào cho đúng?

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp lên thiên đình. Khi thả cá, người thả cần đứng sát mép nước, nghiêng túi hoặc chậu đựng cá, thả nhẹ nhàng thay vì đứng trên bờ, trên cầu tung, hất cá xuống sông.

Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, theo phong tục truyền thống, các gia đình sẽ chuẩn bị tươm tất một mâm cỗ để tiễn ông Công ông Táo về trời. Người ta tin rằng, vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng công việc làm ăn, bếp núc trong một năm tại mỗi gia đình. Chính vì lẽ đó, ngoài mâm cỗ cúng, người Việt còn có tục thả cá chép vào ngày này.

Nhiều gia đình thường mua nhiều cá chép hoặc chỉ mua 1 cặp để phóng sinh, tuy nhiên, theo tục lệ từ xa xưa, lễ cúng ông Công ông Táo cần có 3 chú cá chép đỏ.

Thả cá chép đỏ trong ngày cúng ông Táo. Ảnh minh họa.

Khi chọn cá chép cúng Táo quân cần lưu ý, chọn những con cá chép đỏ khỏe mạnh, không nhất thiết phải là cá to. Đặc biệt, cá không bị trầy xước, mất vảy. Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn những con cá bơi nhanh, quẫy mạnh khi chạm tay vào thì đó là con cá khỏe mạnh.

Theo TS Dương Văn Sáu -Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, ĐH Văn Hóa Hà Nội trả lời báo VOV, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp lên thiên đình. Do đó, ngay từ ngày 22 đến trưa này 23, nhiều người đã bắt đầu thả cá xuống sông suối ao hồ.

Khi thả cá, người thả cần đứng sát mép nước, nghiêng túi hoặc chậu đựng cá, thả nhẹ nhàng thay vì đứng trên bờ, trên cầu tung, hất cá xuống sông.

Thả cá chép như vậy vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa bảo vệ môi trường. Không nên đổ, ném, quăng cá xuống hồ, bởi hành động này vừa làm mất đi tính linh thiêng, ý nghĩa ban đầu của tục thả cá chép, vừa làm ô nhiễm sông hồ nghiêm trọng.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất