Sắc màu Cuộc Sống

Phóng viên Triều Tiên ăn mặc chỉn chu tác nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Theo Gia đình và Xã hội
Chia sẻ

Giữa dàn truyền thông quốc tế đến đưa tin Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, sự xuất hiện của các phóng viên Triều Tiên tại Hà Nội đã làm nên sự khác biệt, không chỉ về hình thức mà còn ở phong thái.

Theo thống kê, trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, có khoảng hơn 2.000 nhà báo quốc tế đến Hà Nội để theo dõi, đưa tin về Hội nghị.

Trong đó, đoàn phóng viên Triều Tiên dường như nhận được sự quan tâm, chú ý hơn cả.

Các phóng viên Triều Tiên đều sử dụng đồng phục khi tác nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Về hình thức, họ rất dễ bị nhầm lẫn là phóng viên Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng khi họ đứng cùng dàn phóng viên quốc tế lại rất dễ nhận ra họ chính là người Triều Tiên.

Theo quan sát, phần lớn các phóng viên quốc tế đều ăn vận thoải mái để có thể tác nghiệp được dễ dàng, năng động nhất có thể. Trừ một số phóng viên là biên tập viên, cần phải giữ sự chỉnh chu, lịch sự về trang phục để phục vụ việc lên hình cho một sự kiện mang tầm quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Phóng viên ảnh mang theo thang để tác nghiệp nhưng vẫn tuân thủ về trang phục. Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Dường như tất cả các phóng viên của đoàn truyền thông Nhà nước Triều Tiên đều sử dụng vest đen. Nữ mặc chân váy, nam đêo cà vạt như là “đồng phục” tác nghiệp sự kiện. Từ phóng viên viết cho đến biên tập viên, phóng viên ảnh.

Điều đặc biệt nữa là các phóng viên của Triều Tiên đều gắn phù hiệu ở ngực trái. Trên phù hiệu là hình ảnh của ông Kim Nhật Thành - người sáng lập Đảng Lao động Triều và ông Kim Jong-il- cha của Chủ tịch Kim Jong-un.

Các phóng viên đều đeo huy hiệu khi tác nghiệp- điều dễ dàng nhận diện họ là phóng viên của Triều Tiên bởi có hình ảnh của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il. Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Theo nhà báo Hoàng Chí Hùng, người tác nghiệp tại hiện trường trong những ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, anh đặc biệt chú ý đến phóng viên ảnh của Triều Tiên. Bởi bình thường, phóng viên ảnh là người lăn lộn, ăn vận “hầm hố”. Chính vì vậy mà sự xuất hiện của đồng nghiệp nước bạn đã gây một sự ngạc nhiên thú vị cho phóng viên ảnh như anh.

Quay phim cũng vẫn ăn vận chỉnh tề, không “hầm hố” như phong cách thường thấy của dân truyền hình. Ảnh: Hoàng Anh

“Khi tôi giơ máy ảnh lên chụp, họ đưa tay lên chào giống với phong cách nhà lãnh đạo của họ. Phong thái cũng rất tự tin, như thể là phóng viên bản địa vậy. Việc họ mặc vest để tác nghiệp một sự kiện cần sự nhanh nhẹn, năng động và không kém phần vất vả thì hẳn nhiên cũng sẽ có sự bất tiện nhất định. Nhưng tôi cảm nhận rằng, điều đó cho thấy họ rất ý thức về hình ảnh bản thân.

Phù hiệu có hình ảnh của hai nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il được gắn trên áo của các phóng viên. Ảnh: Hoàng Chí Hùng

Không chỉ với ý nghĩa là một phóng viên quốc tế đơn thuần mà ở đó còn là để phản chiếu đất nước, con người Triều Tiên đến bạn bè quốc tế. Nhất là khi có nhà lãnh đạo của họ- Chủ tịch Kim Jong-un đang là nhân vật then chốt trong cuộc gặp gỡ Mỹ-Triều”, nhà báo Hoàng Chí Hùng- Chủ nhiệm CLB ảnh báo chí, Hội Nhà báo TP.HCM cho biết.

Sự khác biệt của phóng viên Triều Tiên với phóng viên quốc tế- Ảnh Hoàng Chí Hùng

Trước đó, bình luận về cách đưa tin của truyền thông Triều Tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này, nhiều chuyên gia đã phân tích, bình luận về sự khác biệt so với cuộc gặp tại Sinhgapore hồi tháng 6 năm ngoái. Truyền thông Triều Tiên đã đưa tin nhiều hơn, cởi mở và đa chiều hơn.

Giáo sư Lim Eul-chul - Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) cho rằng dường như truyền thông Triều Tiên đang “xây dựng hình ảnh” không chỉ với cộng đồng quốc tế mà cả trong nước.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Gia đình và Xã hội

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất