Sắc màu Cuộc Sống

Người dân 'kêu trời' vì thiếu chỗ đậu xe

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

Chính phủ cho biết tại "Báo cáo về kết quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông" gửi đến quốc hội cuối năm 2016, bình quân mỗi ngày có tới 1.000 ô tô đăng kí mới. Không có bãi gửi xe, nhiều ô tô phải chạy lòng vòng hoặc dừng đậu trên đường phố gây ảnh hưởng đến giao thông chung.

Hiện nay tổng số lượng xe ô tô ở cả TP.HCM và thủ đô Hà Nội đã cán mốc hơn 1 triệu.

Cung “hụt hơi” so với cầu

Nghiên cứu của tờ Financial Times (Thời báo tài chính) của Anh cho thấy tại Việt Nam, sức mua ô tô trung bình trong năm 2016 và 2017 là trên 15%, tăng mạnh so với mức 11,9% của năm 2013. Đây là mức cao nhất trong số năm nước ASEAN gồm Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Song song, thị trường xe ô tô Việt được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 13% trong giai đoạn 2017 - 2020 khi các rào cản về thuế được hạ bỏ dần.

Thông tin tại phiên chất vấn do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tháng 8 vừa qua cho thấy người dân TP. HCM đang sở hữu khoảng 700.000 xe ô tô. Con số này ở Hà Nội (năm 2015) là 546.000 xe. Số liệu trên cho thấy tổng số lượng xe ô tô ở TP. HCM và thủ đô Hà Nội cộng lại đã vượt mốc 1 triệu.

Trong khi đó, quỹ đất được dành đầu tư cho bãi đậu công cộng ở cả hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước này còn hạn hẹp. Hơn nữa, hạ tầng giao thông vốn chưa được hoàn thiện lại phải chịu thêm nhiều gánh nặng.

Khảo sát do Uber thực hiện cùng công ty Audience Project cho thấy, trung bình mỗi ngày, người dân ở Hà Nội và TP. HCM mất khoảng 30 đến 45 phút chỉ để đi tìm chỗ đậu xe ô tô. Anh Võ Xuân Thủy nhà ở Hà Đông, công tác ở một cơ quan ở quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Tôi đi ra phố Trần Quốc Toản, điểm trông giữ xe của Công ty 901 đã thấy chật kín, tiếp tục tới khu vực quanh Cung Hữu nghị Việt Xô, rồi hướng ra Công viên Thống Nhất cũng không thể tìm được một nơi để xe. Cuối cùng tôi đành chạy về tận Hà Đông rồi đi taxi lên cơ quan”.

Đây chỉ là một trong những tình huống thường gặp của người đi ô tô hiện nay. Thâm chí người dân còn phải gửi xe cách nhà mình đến 3 - 4 km hay gửi thêm cả xe máy tại đây để tiện đường di chuyển từ nhà ra bãi gửi.

Nan giải những hệ luỵ đi kèm

Với các điều kiện ngày càng thuận lợi về giá cả và thuế, không khó để sở hữu cho riêng mình một xe ô tô cá nhân. Việc mua xe thật sự đã trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại.

Tuy nhiên, kéo theo đó là những bất cập khó giải quyết vì hạ tầng tại TP. HCM còn những hạn chế nhất định trong việc đáp ứng số lượng lớn các phương tiện như vậy. Điều này kéo theo hệ quả rõ ràng nhất là vấn nạn kẹt xe.

Trung bình, mỗi người tham gia giao thông ở Hà Nội và TP.HCM phải mất 45 - 58 phút kẹt xe mỗi ngày và phần đông người dân đều phản hồi họ cảm thấy căng thẳng vì tình hình giao thông quá tệ.

Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm bãi đậu xe công cộng đã dẫn đến sự ra đời của bãi giữ xe “tự phát” và các cơ quan quản lí hiện đang không thể kiểm soát. Từ đó, các chủ bãi đậu xe này tự ý tăng mức phí bừa bãi, gấp 2 - 3 lần quy định.

Đặc biệt là vào những ngày lễ tết, mức giá có thể bị “đội lên” đến cả hàng trăm nghìn đồng cho vài giờ gửi xe. Ở một bãi gửi xe khu vực trung tâm Hà Nội, phóng viên đã ghi nhận trường hợp phí gửi xe ô tô mỗi tháng lên đến hàng triệu đồng. Thậm chí các tài xế, chủ xe còn phải chịu luật ngầm: “Xe càng xịn thì giá càng đắt”.

Chia sẻ phương tiện - Hướng giải quyết “tận gốc”

Dù đã có các đề xuất về việc áp dụng tăng các loại thuế, phí để hạn chế việc sở hữu ô tô nhưng thực tế chứng minh rằng điều này không thể giảm được sức mua của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một số phương án khả quan khác đáng được cân nhắc như áp dụng dịch vụ chia sẻ phương tiện để giảm lượng xe lưu thông trên đường.

Nếu áp dụng hình thức chia sẻ phương tiện, chúng ta có thể giảm đi khoảng 40-70% số xe đang lưu thông, đồng nghĩa với việc những người sử dụng phương tiện cá nhân sẽ tìm bãi đậu xe sẽ dễ dàng hơn.

Theo nghiên cứu độc lập của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) về lợi ích tiềm năng của chia sẻ phương tiện đối với giao thông châu Á, nếu các dịch vụ chia sẻ như Uber trở thành phương tiện di chuyển phổ biến thay thế cho phương tiện cá nhân, ước tính lượng xe lưu thông sẽ giảm đi từ 40 tới 70%.

Lợi ích của các dịch vụ chia sẻ xe như Uber có thể tóm tắt là “nhiều người đi nhưng ít ô tô hơn”. Bằng việc bật ứng dụng gọi xe thay vì đi ô tô cá nhân, người dân có thể làm giảm lượng ô tô chạy trên đường phố, loại bỏ dần những chiếc “xế hộp” 4 - 7 chỗ cồng kềnh nhưng chỉ chở theo… tài xế. Điều này gián tiếp làm giảm áp lực về diện tích đậu xe.

Cụ thể hơn, cũng theo nghiên cứu của BCG nói trên, với sự hỗ trợ các mô hình chia sẻ phương tiện, TP. HCM có thể giảm được 27% ô tô cá nhân và tiết kiệm được diện tích đậu xe gấp đôi sơn bay Tân Sơn Nhất.

Khi số lượng các bãi đậu xe đủ để đáp ứng nhu cầu thì đồng nghĩa với đó là sự biến mất của các khu trông giữ xe tự phát và tình trạng tăng phí gửi xe bừa bãi. Đây có thể xem giải pháp tức thời và có thể được triển khai ở cấp độ từng người dân để song hành cùng biện pháp lâu dài, quy mô của chính phủ nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường giao thông thuận lợi hơn cho cộng đồng.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất