Sắc màu Cuộc Sống

Hút thuốc lá - thói quen khiến 50 triệu người Việt có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi như nghệ sĩ Lê Bình

Diệu Thùy
Chia sẻ

Thói quen này đang ngày qua ngày hiện hữu ở khắp mọi nơi, nguy hiểm tới sức khỏe của bản thân người sử dụng và những người xung quanh.

Vào lúc 7h19 phút sáng nay (01/05), nghệ sĩ Lê Bình vừa trút hơi thở cuối cùng tại BV 175 (TP. Hồ Chí Minh) sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác. Những ngày gần đây, nghệ sĩ Lê Bình trở bệnh rất nhanh, tình hình càng lúc càng xấu đi, ông đã được đưa vào phòng Hồi sức tích cực trước khi ra đi.

Có lẽ ít người biết, căn bệnh mà nghệ sĩ Lê Bình mắc phải đã khiến hơn 20.000 người qua đời, gần 50 triệu người Việt Nam có nguy cơ mắc phải mỗi năm chỉ vì một thói quen khó bỏ.

Căn bệnh ung thư phổi quái ác đã cướp đi sinh mạng của nghệ sĩ Lê Bình.

Căn bệnh mà nghệ sĩ Lê Bình mắc phải là Ung thư phổi. Ở Việt Nam, Mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới và hơn 19.500 ca tử vong do ung thư phổi. Các chuyên gia dự kiến, đến năm 2020, con số này có thể lên đến 34.000 - một con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh nguy hiểm chết người này.Nguyên nhân chủ yếu của các ca ung thư phổi (khoảng 85%) mắc phải là do thói quen hút thuốc lá.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Theo đó, tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Sau rất nhiều cuộc phát động, kêu gọi con số vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. Không chỉ gây tác động xấu đến những người có thói quen này, những người thân xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ chỉ cần tiếp xúc cũng bị ảnh hưởng.

Cả chục triệu người Việt đang duy trì thói quen hút thuốc vô cùng nguy hiểm này.

Theo Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực.

Theo GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.

Thói quen hút thuốc lá vô tình trở thành nguyên nhân chính, ngắn nhất để bị bệnh ung thư phổi.

Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy bị nhiễm các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là ở người hút thuốc lá.Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tùy theo loại tế bào ung thư.

Thói quen hút thuốc đã khiến cho nhiều người ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, trong khi đó ung thư phổi được xem là một trong những loại ung thư nguy hiểm nất. Mặc dù vậy, hàng triệu người, đa phần là nam giới vẫn đang ngày ngày cầm trên tay điếu thuốc, chấp nhận đánh cược mạng sống.

Điều đáng nói hơn cả là khi hút thuốc, những người xung quanh hít phải khói thuốc cũng bị tác động tương tự. Một nghiên cứu cho thấy một giờ hít phải khói thuốc tương đương hút 10 điếu thuốc.

Hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thâ mình và những người xung quanh !

Chia sẻ

Bài viết

Diệu Thùy

Tin mới nhất