Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Gây tai nạn chết người, tài xế ô tô bị bắt vạ tới 400 triệu đồng liệu có đúng luật?

Vương Phi (TH) Theo dõi Saostar trên google news

Số tiền quá lớn mà gia đình nạn nhân yêu cầu tài xế phải bồi thường khiến một số luật sư cho rằng hành vi bắt vạ này có dấu hiệu của việc cưỡng đoạt tài sản và phải khởi tố vụ án để điều tra chõ rõ.

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao vì vụ tai nạn giao thông 1 người chết tại Lào Cai. Sau khi người điều khiển xe máy tử vong, lái xe ô tô con đã bị người dân địa phương cùng người nhà nạn nhân bắt đền 400 triệu đồng

Cụ thể, khoảng lúc 11h30 ngày 1/3, anh Hạng A Câu (SN 2004, thường trú tại xã Sa Pả) điều khiển xe máy mang BKS 24B2-150.50 lưu thông theo hướng Lào Cai - Sa Pa đã đâm trực diện vào xe ô tô con mang BKS 24A-029.19 do anh Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 1989, trú tại TP Lào Cai) điều khiển đi theo hướng Sa Pa - Lào Cai.

Hiện trường vụ tai nạn.

Cú va chạm mạnh khiến Hạng A Câu tử vong tại chỗ, cả 2 phương tiện đều bị hư hỏng nặng. Người nhà đã yêu cầu anh Nghĩa phải bồi thường 400 triệu đồng vì đã làm chết người. Việc này cũng khiến giao thông ùn tắc Bất chấp việc llực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã tiến hành vận động, thuyết phục nhưng nhiều người dân, người thân nạn nhân vẫn có hành vi gây rối trật tự.

Được biết, sau khi tiến hành thỏa thuận, tài xế xe con đã phải hỗ trợ ngay 200 triệu đồng để giải quyết vụ tai nạn. Đến hơn 18h cùng ngày, đoạn đường đã thông xe trở lại Tuy nhiên, vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.

Khi nhận định về vụ tai nạn và việc yêu cầu bồi thường 400 triệu đồng, luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cần xác định lỗi các bên vi phạm. Nếu bên nào có lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS 2015. Trường hợp, có căn cứ xác định lái xe ô tô không có lỗi vi phạm gây ra hậu quả chết người thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, việc bồi thường dân sự do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được sẽ đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết theo trình tự dân sự.

Người dân kéo đến đòi bồi thường gây ách tắc giao thông.

Trả lời báo Trí thức trẻ, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Hà Nội) cho rằng, việc người dân để thi thể nạn nhân ở giữa nơi công cộng, giữa lòng đường dẫn đến ùn tắc giao thông đã có dấu hiệu của hành vi gây rối trận tự công cộng theo qui định của điều 318 Bộ luật hình sự.

Thứ hai, việc gây sức ép tài xế phải bồi thường mà không có bất kì một quyết định nào của cơ quan nhà nước khi chưa có sự phân giải của pháp luật, lợi dụng đông người gây sức ép, gây khó khăn, buộc tài xế phải bồi thường dẫn đến có dấu hiệu của hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.

Trong khi đó, LS Thơm cho rằng, trường hợp, nếu gia đình nạn nhân đưa ra yêu cầu lái xe ô tô bồi thường mà lái xe ô tô không đồng ý và họ có sử dụng vũ lực bắt ép lái xe ô tô phải trả tiền thì khi đó mới có dấu hiệu phạm tội Cướp tài sản theo Điều 168 BLHS.

Về việc một số người dân có hành vi quá khích, say rượu nếu có hành vi gây mất trật tự, cản trở việc đưa thi thể ra khỏi hiện trường, cản trở điều tra giải quyết tai nạn giao thông thì theo LS Thơm, tùy theo tính chất mức độ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS 2015.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi (TH)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc