Sắc màu Cuộc Sống

Đại diện viện kiểm sát nói gì trước phiên xử cuối cùng vụ ly hôn của ‘vua cafe’ Đặng Lê Nguyên Vũ?

Hà Thương
Chia sẻ

Theo VKS thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản hợp nhất nên phải dựa theo Luật Hôn nhân và Gia đình để xét xử, phần nào không thoả thuận được thì chia đôi. Tuy nhiên cần xét đến các yếu tố hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi của vợ chồng,… để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các bên.

14h ngày 1/3/2019, phiên toà xét xử cuối cùng về vụ ly hôn, phân chia tài sản của vợ chồng “vua cafe” Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ diễn ra tại TAND TP.HCM.

Trước đó, vào các ngày 21, 22 và 25/2/2019, toà án đã xét xử yêu cầu ly hôn và phân chia tài sản của nguyên đơn bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Trong lúc phiên tòa diễn ra, cả ông Vũ và bà Thảo đã liên tục tạo ra những tình huống, cảm xúc trái ngược. Người đại diện, luật sư hai bên cũng không ít lần “đối đầu” gay gắt để bảo vệ thân chủ.

Phiên toà đã diễn ra trong 4 ngày vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong các phiên toà hai bên đã xảy ra mẫu thuẫn.

Theo đó, ông Vũ và bà Thảo đăng ký kết hôn năm 1998. Đến năm 2015, vì nhận thấy những khác biệt về tư tưởng, suy nghĩ trong đời sống vợ chồng, hướng phát triển của công ty, cũng như ông Vũ không chăm sóc vợ con trong thời gian sống trên núi nên bà Thảo đã đệ đơn lên toà án nhằm giải quyết ly hôn. Lần đầu, ông Vũ không đồng ý và đề nghị toà cho thời gian hoà giải. Đến tháng 6/2017, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng nên cả hai chấp thuận ly hôn. Vào phiên toà tháng 1 và tháng 2/2019, bà Thảo đã có yêu cầu đoàn tụ, nhưng ông Vũ không đồng ý.

Về thủ tục tố tụng, VKS thấy rằng cơ bản đã có khắc phục, thủ tục đều làm theo đúng pháp luật, một số yêu cầu đã có đủ cơ sở giải quyết. Song vẫn còn thiếu xót do thời gian tố tụng kéo dài.

Về quan hệ hôn nhân, VKS xét thấy nhiều lần toà án đề nghị hoà giải nhưng bất thành nên ngày 25/2/2019, VKS đề nghị toà giải quyết ly hôn đúng yêu cầu của hai bên theo Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đại diện VKS cũng chấp thuận yêu cầu ly hôn của hai người. Ảnh: Tuổi trẻ.

Riêng ông Vũ tôn trọng ý kiến các con muốn ở với mẹ.

Về các con chung, gồm 4 con chung là Đặng Lê Trung Nguyên, Đặng Lê Bình Nguyên (Bin em), Đặng Lê Thảo Nguyên (Tina) và Đặng Lê Tây Nguyên (Tini), cả hai đều có nguyện vọng nuôi con. Nhưng xét thấy các con đều có nguyện vọng muốn ở với mẹ nên ông Vũ tôn trọng ý kiến. Cả hai cũng thoả thuận mỗi năm ông Vũ sẽ chu cấp 2.5 tỷ/trẻ từ năm 2013 đến khi vào đại học.

Về tài sản chung:

Đối với số tiền 2109 tỷ đồng, hiện chưa đảm bảo tố tụng cũng như chưa đầy đủ chứng cứ thu thập nên VKS đề nghị chưa có đủ cơ sở giải quyết. Về Công ty Trung Nguyên Singapore, toà án đã có quyết định tách vụ án vào tháng 2/2017 và 22/5/2017 nên chưa có cơ sở để giải quyết vụ án này.

Đối với 13 bất động sản, cả hai bên thoả thuận sẽ chia theo tỉ lệ 5:5. Bà Thảo sẽ nhận 7 nhà đất đang quản lý có giá trị hơn 375 tỷ đồng, trong đó có căn nhà 31 Tú Xương (Q.3) do bà Thảo cùng các con đang sử dụng. Còn ông Vũ nhận 6 bất động sản do ông quản lý với tổng giá trị hơn 350 tỷ đồng. Bà Thảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền chênh lệch.

Các tranh chấp tài sản vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

Phiên toà sẽ tiếp tục xét xử vào chiều ngày 1/3/2019.

Đối với việc phân chia cổ phần tại các công ty thì bà Thảo yêu cầu chia cho mình 51%, ông Vũ 31% trong Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên; chia đều mỗi người 15% trong Công ty Tập đoàn Trung Nguyên; 7,5% trong Công ty Cà phê Hoà tan Trung Nguyên; riêng các công ty còn lại gồm Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đak Nông thì nguyên đơn đồng ý cho ông Vũ sở hữu toàn bộ.

Phía bà Thảo không đồng ý yêu cầu ông Vũ đưa ra ban đầu là chia theo tỉ lệ 7:3, ông Vũ sẽ hoàn trả tiền mặt cho bà Thảo để nắm giữ cổ phần. Theo VKS, dựa trên quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản hợp nhất, cần dựa trên nguyên tắc mà chia đôi. Tuy nhiên cũng cần phải xét trên các yếu tố hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, cũng như lỗi của vợ chồng,… để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các bên.

Tại phiên toà, VKS cũng đưa ra giá thẩm định cho 7 công ty của vợ chồng ‘vua cafe’ Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, như sau: Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, giá thẩm định là 5431 tỷ 419 triệu đồng, ông Vũ chiếm 20% vốn điều lệ, bà Thảo chiếm 10%.

Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên, giá thẩm định là 4208 tỷ 639 triệu đồng, ông Vũ chiếm 60% vốn điều lệ, bà Thảo chiếm 30%.

Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, giá thẩm định là 879 tỷ 779 triệu đồng, ông Vũ chiếm 10% vốn điều lệ, bà Thảo 5%.

Công ty CP Trung Nguyên Franchise, giá thẩm định là 16 tỷ 313 triệu đồng, ông Vũ chiếm 10% vốn điều lệ, bà Thảo chiếm 5%.

Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê, giá thẩm định là 59 tỷ 097 triệu đồng chiếm 30% vốn điều lệ, trong đó ông Vũ và bà Thảo mỗi người góp 15%.

Công ty CP Hoà tan Trung Nguyên, giá thẩm định là 580 tỷ đồng, ông Vũ chiếm 10% vốn điều lệ, bà Thảo 5%.

Công ty TNHH Vũ Nguyên Đak Nông, giá thẩm định là 6 tỷ 808 triệu đồng, ông Vũ đứng tên số phần đóng góp 30%.

Tại phiên toà các bên nguyên đơn, bị đơn và đại diện các công ty đều thống nhất giá thẩm định nêu trên.

Chia sẻ

Bài viết

Hà Thương

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất