Sắc màu Cuộc Sống

Có những lời nói dối đúng lúc, đúng người lại giá trị hơn một câu chân thật

Xôi
Chia sẻ

Có lẽ chúng ta đã quá quen với việc dạy dỗ hay nói với ai đó rằng:" Nói dối là xấu lắm". Nhưng thực chất có lẽ đôi lúc chúng ta đã ngộ nhận về việc đó một cách rất vô tình.

Trong thế giới mà mỗi ngày chúng ta đều phải gồng mình lên để giải quyết vô số các vấn đề lớn nhỏ, những mối quan hệ bấp bênh, công việc làm chúng ta thấy mệt mỏi. Chúng ta bắt đầu rơi vào trạng thái bất mãn với cuộc sống hiện tại hoặc ít nhất là không hài lòng với nó. Những người giàu thì bắt đầu muốn có quyền lực trong khi những nghèo khổ chỉ khao khát sự sinh tồn. Vào trong lúc chúng ta còn đang mải mê theo đuổi danh vọng hay đơn giản là một buổi sáng thức dậy bình thường và không hề biết có chuyện gì đã xảy ra ở Trung Đông, nạn đói, chiến tranh. Chúng ta gần như lãng quên tất cả.

Dĩ nhiên không ai ép buộc chúng ta phải có cái nghĩa vụ quan tâm hay bao đồng như vậy. Nhưng chính chúng ta, những người vẫn ngày ngày hô hào về việc sống tử tế, sẻ chia và vì cộng đồng lại đang dần giết chết đi điều đó bởi nỗi sợ hãi, lòng ích kỷ, tham lam và những lời nói dối của chính mình.

Chúng ta luôn dạy những đứa trẻ của mình từ khi chúng còn bé rằng:” Người tốt thì ko được nói dối“. Nhưng chính chúng ta là người đã phủ nhận và đạp đổ điều đó khi luôn liên tục biện hộ, đổ lỗi và tránh nhận sai lầm về mình. Chúng ta dạy ai sống chân thật khi mà mình còn đang lừa dối chính bản thân?

Còn nếu chúng ta đang theo một tôn giáo hay một tín ngưỡng nào đó, thì việc nói sự thật luôn được coi như là một bổn phận. Nhưng có phải nói sự thật là điều nên làm, đặc biệt là trong lúc bản thân bạn hay những người xung quanh đang gặp khó khăn và cần đến “lời nói dối” của chúng ta. Chúng ta luôn ca tụng những đức tính tốt nhưng trước việc tốt thật sự thì lòng trắc ẩn lại bị che lấp bởi những điều vô nghĩa khác. Chúng ta đang mặc những “bộ đồng phục của lòng tốt” mà không hề biết rằng nó lấm bẩn hay vô ích. Lòng tốt phút chốc trở thành một con rô bốt không hơn kém.

Có câu chuyện kể rằng, một thầy tu đang ngồi thiền dưới ánh nắng rực rỡ bên ngoài hang động của ngài, bỗng 1 có 1 cô gái xinh đẹp nhưng vẻ mặt lộ rõ vẻ đau buồn chạy đến phía ngài và khóc:” Xin cứu tôi với. Có 1 tên trộm đang cố giết tôi. Làm ơn cho tôi trốn tạm trong hang của ngài”. Không chờ ngài hồi đáp, cô chạy vào trong hang luôn.

Thầy tu không nói lời nào và nhẹ nhàng tiếp tục việc ngồi thiền. Lát sau, một người đàn ông với dáng vẻ hơi đáng sợ với 1 vết sẹo trên mắt cưỡi ngựa ô đến chỗ ngài. Khi thấy ngài, hắn hét lớn: “Ngươi có thấy cô gái vừa đi ngang đây ko? Ta cần tìm được cô ta”.

Thầy tu đáp: “Ngươi tìm cô ấy làm gì?”

Thầy tu không nói sự thật cũng không thực sự muốn trả lời câu hỏi của tên kia. Tuy nhiên, việc không nói sự thật này đã cứu được 3 mạng người: cô gái, thầy tu, tên trộm. Cô gái và thầy tu sẽ không bị giết hại còn tên trộm sẽ không bị giết bởi tòa án lương tâm của mình.

Những thứ ta nói, nghĩ và làm ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Việc chúng ta hủy diệt tâm hồn của một ai đó thực chất rất đơn giản so với việc xây dựng và vun đắp một mối quan hệ tốt đẹp. Một lời nói có thể là một con dao nhưng ngược lại có cũng có thể là một món quà tuyệt vời.

Chúng ta có thể thấy rằng việc mình đang phải trải qua đau khổ và làm lây lan đến những người ở cạnh đều xuất phát từ cái tôi quá lớn của mỗi người. Rất sợ ai đó nhìn thấy điểm yếu của mình, sự sai lầm của mình. Chúng ta không sợ họ ghét mà chỉ sợ họ thương hại nếu họ biết ta không mạnh như những gì mình tỏ ra.

Nói dối vốn dĩ là xấu vì nó như ngọn lửa thiêu rụi mọi thứ trên đường nhưng đôi khí nó lại là điều tốt khi chúng ta sáng suốt để suy nghĩ kỹ lưỡng trước một quyết định nào đó. Khi chúng ta biết mình muốn gì thì tình thương sẽ đến một cách tự nhiên nhất, ngay cả khi đó là một lời nói dối.

Chia sẻ

Bài viết

Xôi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất