Sắc màu Cuộc Sống

'Công nghệ giáo dục của GS Đại đã dạy không ít người thành đạt, trong đó có GS Ngô Bảo Châu'

Định Nguyễn
Chia sẻ

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, chương trình Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại được trường Thực Nghiệm ở Hà Nội đưa vào giảng dạy từ hàng chục năm nay và có không ít những người từ đây thành đạt, làm rạng danh cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, tiêu biểu như Giáo sư Ngô Bảo Châu...

Vài ngày qua, mạng xã hội xuất hiện một số clip chia sẻ việc dạy tập đọc với phương pháp mới từ sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại tiếp tục vấp phải nhiều ý kiến khi được thử nghiệm tại nhiều trường Tiểu trên cả nước. Nhiều phụ huynh lo ngại những từ ngữ tiêu cực, bài học hàm nghĩa xấu, cách phát âm “lạ” không phù hợp với con trẻ chỉ mới 7 tuổi.

Đặc biệt trong nhiều đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội, nhiều học sinh tiểu học thay vì đọc chữ cái hay từ ngữ, thì chỉ vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác và đọc vanh vách cả một bài thơ.

Cách đọc kiểu mới xuất hiện trong sách Tiếng Việt của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Facebook.

Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, 2 câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” được phiên âm phía trên. Hàng phía dưới được biểu thị bằng hai dòng gắn hình vuông màu cam. Cuốn sách này chú thích “Có bao nhiêu tiếng, có bấy nhiêu khối hình”. Ở bài đồng dao “Bống bống bang bang/Lên ăn cơm vàng/Cơm bạc nhà ta”, dưới phần chữ là 12 hình tròn màu xanh, sắp xếp 4 hình trong một hàng.

Sau khi những đoạn clip đọc chữ khó hiểu của trẻ nhỏ được đăng tải, rất nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang và lo lắng. Họ cho rằng cách học này cực khó hiểu và không tốt bằng phương pháp trước đây.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá GS Hồ Ngọc Đại là một người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Liên quan đến sự việc này, chia sẻ với PV, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, GS Hồ Ngọc Đại là một người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà, muốn mang những cái mới vào giáo dục để giúp học sinh học tốt hơn.

Trong trí nhớ của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, thời còn công tác ông được rất nhiều người nhờ vả xin vào học tại Trường Thực Nghiệm để học chương trình công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Học sinh chỉ vào những hình khối và đọc thơ vanh vách. Ảnh cắt từ clip.

“Lúc bấy giờ Giáo sư Hồ Ngọc Đại (cha đẻ của mô hình Công nghệ giáo dục) còn công tác, vì là áp dụng Công nghệ giáo dục vào giảng dạy nên gọi là trường Thực Nghiệm. Lúc ấy, chỉ Thực Nghiệm ở trường đó và có nhiều người muốn vào học và cũng nhờ tôi xin cho vào đó học”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: “Chương trình Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại được trường Thực Nghiệm ở Hà Nội đưa vào giảng dạy từ hàng chục năm nay và có không ít những người từ đây thành đạt, làm rạng danh cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, tiêu biểu như: Giáo sư Ngô Bảo Châu… Vì vậy, có thể thấy việc học và dạy theo Công nghệ giáo dục đã cho hiệu quả”.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Internet.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng “Bất kỳ nghiên cứu khoa học nào ra đời đều sẽ có những ưu, nhược điểm và cần khắc phục”. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không hề giống với nghiên cứu cải cách chữ tiếng Việt của PGS Bùi Hiền và việc dân mạng đánh đồng hai nghiên cứu này là một là không đúng.

“Một cái là đề xuất cải cách hoàn toàn chữ viết còn một cái là Công nghệ giáo dục nhằm cải cách phương pháp dạy và học hướng đến cho học sinh phát âm, đánh vần nhanh, chính xác hơn”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ bày tỏ.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất