Sắc màu Cuộc Sống

Chị em háo hức thi nhau sờ lên linh vật trong lễ hội ‘rước của quý’ độc nhất vô nhị Việt Nam

Định Nguyễn
Chia sẻ

Điểm đáng chú ý nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.

Sáng 19/2 (đúng ngày rằm tháng Giêng), hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến dự Lễ hội Ná Nhèm diễn ra tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng từ năm 2012 đến nay.

Điểm nổi bật nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.

Những thanh niên trai tráng trong làng đều phải hoá trang thành mặt nhọ trong lễ hội. Họ tin rằng làm như thế sẽ đánh lạc hướng hồn ma giặc và không con ma nào biết ai đã diễn lại sự thất bại của chúng trước dân làng mà về bắt, gây tai họa và dịch bệnh nữa.

Từ sáng sớm rất đông người dân đã có mặt theo dõi lễ hội “rước của quý” lớn nhất Việt Nam.

Theo người chế tác Tàng thinh năm nay, độ dài của Tàng thinh khoảng 1m 3, đường kính khoảng 20cm và nặng khoảng 30kg.

Càng về trưa lượng người đổ về càng đông.

Những thanh niên trai tráng trong làng kiệu Ngài từ đình làng Mỏ ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội.

Thanh niên trong làng khiêng đồ cúng lễ ra khu vực làm lễ và cung tiến đến đức Vua ở miếu Xa Vùn. Điểm đặc biệt của Tàng thinh năm nay là sơn màu gụ giống màu đất.

Sau khi Tàng thinh được đưa ra khu vực làm lễ, nhiều du khách vui vẻ chụp ảnh lưu niệm. Ai cũng phấn khích sờ vào linh vật để cầu mong may mắn trong năm mới.

Chia sẻ

Bài viết

Định Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất