Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Xác định tên lửa BUK bắn hạ MH17, nhưng thủ phạm thực sự là ai?

Sau 15 tháng điều tra, Hà Lan kết luận máy bay MH17 của Malaysia Airlines gặp nạn ở Ukraine năm ngoái là do tên lửa BUK của Nga sản xuất bắn hạ. Tuy nhiên, phía Nga lại hoàn toàn bác bỏ báo cáo này.

Hôm qua (13/10), Chủ tịch Ủy ban An toàn Hà Lan, Tjibbe Joustra, đã chính thức xác nhận máy bay MH17 bị rơi là do một tên lửa phát nổ ngay mạn trái của buồng lái, khiến 3 thành viên tổ bay tử vong ngay lập tức. Vụ nổ này gây hư hỏng cấu trúc dẫn đến phần đầu của máy bay bị tách rời, máy bay nổ tung trên không trung trước khi rơi thành nhiều mảnh xuống mặt đất trên diện tích rộng 50 km2. Điều tra viên nhận định hành khách thậm chí không hề hay biết rằng máy bay bị tấn công vì tai nạn xảy ra quá nhanh.

Buổi họp báo của Ủy ban An toàn Hà Lan công bố kết luận chính thức nguyên nhân khiến máy bay MH17 bị bắn hạ là do tên lửa đất đối không BUK của Nga sản xuất.

Buổi họp báo của Ủy ban An toàn Hà Lan công bố kết luận chính thức nguyên nhân khiến máy bay MH17 bị bắn hạ là do tên lửa đất đối không BUK của Nga sản xuất.

Các mẩu kim loại cháy thu được từ hiện trường vụ nổ và trên xác thành viên tổ lái chứng minh vụ nổ xảy ra ở mạn trái buồng lái.

Các mẩu kim loại cháy thu được từ hiện trường vụ nổ và trên xác thành viên tổ lái chứng minh vụ nổ xảy ra do tên lửa BUK phát nổ ở mạn trái buồng lái.

Cuộc điều tra đã phát hiện đầu tên lửa phát nổ nằm cách xác máy bay chưa đến 1m. Cùng với đó là những mảnh vỡ “có năng lượng cao” được tìm thấy trên xác 3 thành viên tổ bay trong buồng lái. Ông Joustra cho biết đầu đạn này khớp với loại tên lửa đất đối không BUK do Nga chế tạo và sản xuất.

Hệ thống tên lửa đất đối không BUK do Nga chế tạo và sản xuất được kết luận là nguyên nhân gây ra vụ bắn hạ MH17.

Hệ thống tên lửa đất đối không BUK do Nga chế tạo và sản xuất được kết luận là nguyên nhân gây ra vụ bắn hạ MH17.

Hiện trạng bên trong buồng lái máy bay sau vụ nổ được dựng lại và trưng bày tại buổi họp báo

Hiện trạng bên trong buồng lái máy bay sau vụ nổ được dựng lại và trưng bày tại buổi họp báo

Bản báo cáo cũng đề cập đến việc đáng lẽ ra chính quyền Kiev nên đóng cửa không phận trên bầu trời phía đông Ukraine trong bối cảnh đang giao tranh với phe ly khai thân Nga tại khu vực này. Trước vụ MH17, đã có 16 máy bay quân sự bị bắn hạ tại không phận này. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhấn mạnh mức độ cần thiết để điều chỉnh hệ thống đánh giá rủi ro của các hãng hàng không dân sự khi bay qua vùng chiến sự để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc như MH17.

Buổi họp báo trưng bày mô hình lắp ráp máy bay MH17 từ những mảnh vỡ được thu thập trong suốt quá trình điều tra. Vụ nổ và hành trình cuối cùng của chiếc máy bay xấu số cũng được tái hiện qua một đoạn video mô phỏng.

Các mảnh vỡ thu thập từ hiện trường được lắp ráp lại và trưng bày trong buổi họp báo tại Hà Lan.

Các mảnh vỡ thu thập từ hiện trường được lắp ráp lại và trưng bày trong buổi họp báo tại Hà Lan.

Tuy nhiên, Mat-xcơ-va cũng như công ty chế tạo tên lửa BUK Almaz-Antey đã từ chối bất kỳ liên quan nào trong vụ rơi máy bay này. 

Song song với thời điểm công bố các thông tin nêu trên, công ty Alma-Antey vừa mở một cuộc họp báo tại Nga nhằm bác bỏ kết luận điều tra của Hà Lan về loại tên lửa và vị trí phóng. Từ hồi tháng 6, công ty này cho biết dựa trên những bức ảnh của xác máy bay, có khả năng tên lửa BUK đã được sử dụng nhưng Nga đã ngừng sản xuất phiên bản đó từ năm 1999 và hiện thuộc quyền sử dụng của quân đội Ukraine.

Alma-Antey giới thiệu đoạn video quay cảnh một quả tên lửa BUK nổ gần đầu một chiếc máy bay Ilyushin cũ. Với thí nghiệm này, Alma-Antey khẳng định quả tên lửa bắn hạ máy bay MH17 không được phóng đi từ làng Snizhe do quân ly khai thân Nga kiểm soát, mà từ vùng lãnh thổ mà cả quân ly khai và quân đội Ukraine tranh giành.

Ngay lập tức, công ty sản xuất tên lửa BUK cũng tổ chức họp báo phản bác các kết luận từ phía Hà Lan.

Ngay lập tức, công ty sản xuất tên lửa BUK cũng tổ chức họp báo phản bác các kết luận từ phía Hà Lan.

Chiếc máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia bị rơi ngày 17/7/2014 tại miền đông Ukraine khi đang trên hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) đến thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Trước các báo cáo vừa được công bố, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trao đổi điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, bày tỏ hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ mở một cuộc điều tra hình sự riêng biệt để đưa thủ phạm bắn rơi máy bay MH17 ra đối mặt với công lý.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc