Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Vía Thần tài Trung Quốc không phải mùng 10 và chẳng ai mua vàng

Hồng Vân (Tuổi Trẻ) Theo dõi Saostar trên google news

Ngày 10 tháng giêng âm lịch là ngày vía Thần tài ở Việt Nam. Trong khi đó, ngày vía Thần tài ở Trung Quốc là ngày 5 tháng giêng, trước ta năm ngày. Chẳng lẽ ông Thần tài có hai ngày sinh?

Múa truyền thống đón Thần tài ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Trong ngày vía Thần tài mùng 5 tháng giêng âm lịch ở Trung Quốc, nhiều gia đình dậy cúng Thần tài từ sáng sớm và mở hết cửa lớn cửa nhỏ để nghinh đón Thần tài.

Sau khi cúng xong, người ta có tục đốt pháo mời Thần tài vào nhà. Rất nhiều cửa hàng ở Trung Quốc mở cửa bán vào ngày này để lấy may và cúng cửa hàng.

Người dân đi cúng Thần tài ở một ngôi chùa tại tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: Xinhua

Thần tài chào đón các du khách trước một ngôi chùa ở tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Múa truyền thống trong ngày Thần tài ở tỉnh Phúc Kiến - - Ảnh: Xinhua

Họ đặt một mâm gồm trái cây, hoa, kẹo, trà, đèn cầy và động vật nguyên con (như vịt quay, heo quay), hải sản (tôm, cua) ngay giữa lối vào cửa hàng. Người ta cũng đặt bao lì xì đỏ có tiền bên trong vào tượng thần tài để lấy may.

Múa lân chúc các cửa hàng ở Singapore ngày 10 tháng giêng 2018 - Ảnh Lê Nam

Theo quan niệm của người Trung Quốc, Thần tài được xem là vị thần cai quản việc làm ăn, tài chính hay hầu bao của gia chủ, do vậy vào ngày Thần tài, người dân Trung Quốc thường mua hương, đi lễ bái, có những cửa hàng kinh doanh thường phát lì xì cho nhân viên.

Các hoạt động là cúng lấy may, nghi lễ đón thần tài chứ người dân không đi mua vàng như người Việt Nam.

Thần tài phát lì xì cho trẻ em ở tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc - Ảnh: Xinhua

Theo chinesefortunecalendar, có nhiều ông Thần tài ở Trung Quốc.

Triệu Công Minh: Triệu Công Minh là người giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương trong truyền thuyết. Ông có tài hô phong hoán vũ có khuôn mặt đen, mặc áo trùm đầu, cưỡi con hổ đen có bánh xe bằng vàng.

Sau khi chết, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo - Nạp Trân - Chiêu Tài - Lợi Thị, vì thế ông được cho giữ chức vụ cai quản tiền bạc, của cải.

Hình ảnh Thần tài Triệu Công Minh - Ảnh: chinesefortunecalendar

Trong tâm trí của người Trung Hoa, người ta quên đi khuôn mặt xấu xí của ông và thay đổi bằng cách trang trí đồ trang sức vàng khắp xung quanh ông.

Là võ tướng, ông tử trận do bị bắn tên vào mắt và tim. Do đó, người Trung Hoa thường nói Thần tài không có mắt mà cũng chẳng có tim - nghĩa là ai cũng có thể phát tài nếu được ông phù hộ dù người đó hoàn cảnh thế nào.

Người trong trang phục Thần Tài chúc may mắn người dân ở Tỉnh Giang Tô - Ảnh: Xinhua

Quan Vũ: là Thần tài nổi tiếng nhất ở Trung quốc sống vào thời Tam quốc (2211-263 sau công nguyên), người nước Thục. Ông có khuôn mặt đỏ, râu dài, mặc áo giáp màu xanh và một cây long đao nặng đến 40kg.

Hình ảnh Thần tài Quan vũ - Ảnh: chinesefortunecalendar

Ngoài hai vị thần tài nói tên, còn có ba vị Thần tài khác là Bee Kan, Fan li và Yao Shaos.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hồng Vân (Tuổi Trẻ)

Được quan tâm

Tin mới nhất