Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Vì sao Singapore có những đứa trẻ thông minh nhất thế giới?

Tổ chức giáo dục OECD vừa công bố kết quả Singapore là nước có những học sinh thông minh nhất trên thế giới. Thành công giáo dục của quốc đảo sư tử này đã giúp nền kinh tế phát triển vượt bậc.

Singapore từng là cảng thuộc địa chính của Vương quốc Anh trước Thế chiến II. Khi người Anh rời bỏ vùng đất này, Singapore rơi vào tình trạng trì trệ và nghèo nàn. Nhưng giờ đây, Singapore đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất trên toàn thế giới, chủ yếu dựa vào thành công từ giáo dục và đào tạo. Bí quyết xây dựng hệ thống giáo dục của Singapore là bài học cho cả thế giới noi theo.

Chất lượng đội ngũ giáo viên

Vũ khí bí mật của hệ thống giáo dục chính là chất lượng đội ngũ giáo viên - chính là những học sinh tốt nghiệp giỏi nhất từ mái trường Singapore được tuyển dụng và giữ lại để tránh “chảy máu chất xám”. Ngoài vai trò truyền thụ kiến thức, giáo viên Singapore còn là người định hướng tư duy, khuyến khích óc quan sát và kỹ năng xử lý vấn đề cho học sinh. Theo dõi sát sao mức độ tham gia trên lớp và các điểm mạnh-yếu trong khả năng tiếp thu của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp luôn được các giáo viên chú ý.

Singapore luôn tự hào về chất lượng đội ngũ giáo viên của mình - những cử nhân xuất sắc nhất được giữ lại trường để truyền thụ kiến thức và cảm hứng cho học sinh.

Singapore luôn tự hào về chất lượng đội ngũ giáo viên của mình - những cử nhân xuất sắc nhất được giữ lại trường để truyền thụ kiến thức và cảm hứng cho học sinh.

Khuyến khích tư duy sáng tạo và ứng dụng thực tiễn

Thời kỳ hậu chiến tranh, Singapore chỉ có thị trường lao động thiếu tay nghề giá rẻ. Mục tiêu giáo dục khi đó dừng lại ở phổ cập xóa mù chữ. Nhưng kể từ năm 1970, nền kinh tế Singapore có nhiều biến chuyển sang phát triển công nghệ cao, do vậy đội ngũ lao động và hệ thống giáo dục đã được đầu tư để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Chiến lược giáo dục tập trung vào việc xây dựng chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới, khuyến khích tư duy sáng tạo chứ không chỉ là mọt sách học vẹt. Singapore là nước đi đầu trong thay đổi tư duy giáo dục khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: thế hệ con em mình cần nhất điều gì để thành công trong nền kinh tế tương lai? Họ nhận ra rằng thế giới không tôn vinh con người vì những gì họ biết, mà chính là những gì họ làm được từ kiến thức của bản thân. Vì vậy, Singapore chú trọng vào việc đào tạo những cử nhân có khả năng nắm bắt và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.

Khuyến khích sự sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiên là mục tiêu giáo dục hàng đầu của quốc đảo sư tử.

Tự tin là chiến thắng

Một lý do khác phải kể đến là bí quyết rèn luyện sự tự tin cho trẻ em ngay từ giai đoạn mẫu giáo. Một hiệu trưởng trường mẫu giáo phía bắc Singapore cho biết ở cấp độ này, trẻ em được đào tạo từ những điều cơ bản nhất. Độ tuổi khoảng 5-6 tuổi là thời kỳ vô cùng quan trọng để bắt đầu hướng dẫn những kiến thức đơn giản nhất cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ tự do tham gia các hoạt động và sáng tạo thông minh, tự tìm cách xử lý tình huống sẽ giúp xây đắp sự tự tin nhất định cho các em. Từ đó, khi bước chân vào các lớp học cao hơn, trẻ hoàn toàn cảm thấy chủ động và tiếp thu kiến thức một cách thoải mái nhất.

Trẻ em luôn được khuyến khích sáng tạo và tư duy thực tiễn, áp dụng kiến thức vào cuộc sống là điều quan trọng nhất trong chính sách giáo dục của Sigapore.

Trẻ em Singapore được đào tạo sự tự tin và các kỹ năng sống cơ bản nhất từ khi còn nhỏ.

Việc đầu tư vào giáo dục không chỉ là văn hóa của Singapore mà còn là đặc điểm chung ở các nước Châu Á. Gia đình và xã hội luôn dành ưu tiên cao nhất về vật chất và tinh thần cho việc học hành của con trẻ từ những bậc học thấp nhất. Tuy nhiên, ở nhiều nước bao gồm cả Việt Nam, nhiều trường hợp vì nóng vội, chạy đua thành tích lại mang về hệ quả tiêu cực, đi ngược lại mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo viên cùng với khả năng tiếp thu, sáng tạo và ứng xử của học sinh là những thước đo tiêu chuẩn mà Singapore đang từng bước vận dụng để nuôi dưỡng các nhân tài kiệt xuất cho mình. Điều này có lẽ cũng khiến các quốc gia láng giềng phải “ghen tị” và suy xét lại chính sách giáo dục của mình trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất