Là một trong những hoàng tộc có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trên thế giới, nghi thức kết hôn của các thành viên trong Hoàng gia Anh cũng có nhiều nét riêng biệt.
Ngày 27/11, Hoàng gia Anh thông báo Hoàng tử Harry và diễn viên kiêm nhà hoạt động từ thiện người Mỹ Meghan Markle đã đính hôn và lễ cưới của họ sẽ diễn ra vào mùa xuân 2018. Vậy một đám cưới theo nghi thức Hoàng gia Anh - một trong những hoàng tộc có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trên thế giới - sẽ có những điều gì đặc biệt?
Địa điểm tổ chức đám cưới của Hoàng gia Anh thường là tu viện Westminster, London. Đây là nơi đã chứng kiến nhiều nghi lễ Hoàng tộc quan trọng kể từ lễ đăng quang của vua William I vào năm 1066. Tòa nhà này đã 700 tuổi, có sức chứa lên tới 2.200 người và là nơi diễn ra 15 đám cưới hoàng gia, trong đó có đám cưới của nữ hoàng Elizabeth II (1947) và đám cưới của Hoàng tử William (2011).
Từ thời của Hoàng tử Albert (những năm 1890), chú rể đều mặc quân trang trong ngày lễ trọng đại này. Trong đám cưới năm 2011, Hoàng tử William đã chọn bộ quân trang màu đỏ của đội vệ binh Ireland. Trước đó vào năm 1981, Hoàng tử Charles cũng mặc bộ đồ sĩ quan hải quân trong lễ cưới với Công nương Diana. Và trong đám cưới sắp tới của Hoàng tộc, Hoàng tử Harry cũng sẽ mặc quân trang.
Váy cưới của cô dâu thường có màu trắng. Đây là truyền thống lâu đời có từ thời Nữ hoàng Victoria. Tuy nhiên, theo Daily Mail, nhiều dự đoán rằng chiếc váy cưới của Meghan Markle sẽ có màu đỏ theo phong cách quyến rũ.
Bó hoa cầm tay của cô dâu Hoàng gia không giống như những bó hoa cưới thông thường mà chứa đựng những giá trị lịch sử lâu đời có từ thời nữ hoàng Victoria hồi thế kỷ 19. Trong lễ cưới của Nữ hoàng Victoria với Hoàng tử Albert năm 1840, Nữ hoàng đã cắm một nhánh myrtle (một loại cây họ sim) cắt từ vườn cây riêng của bà vào bó hoa cưới. Từ đó tới nay, bó hoa của các cô dâu mới cưới luôn có nhánh cây myrtle cắt ra từ chính bụi cây do chính tay Nữ hoàng Victoria trồng. Myrtle là một loại “thảo mộc tình yêu” được tin là biểu tượng của đám cưới lâu bền và hạnh phúc. Sau lễ cưới, phù dâu sẽ trồng nhánh cây này xuống khu vườn riêng của cô dâu mới cưới.
Nếu trong những đám cưới thông thường, cô dâu thường ném hoa cưới cho các phù dâu nhưng trong lễ cưới Hoàng gia, điều này sẽ không xảy ra. Thay vào đó, công nương mới cưới sẽ đặt bó hoa đó trên mộ của một đấu sĩ vô danh tại tu viện Westminster.
Sau khi kết hôn, các cặp nam nữ thường sẽ đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, đàn ông trong quý tộc Anh sẽ không đeo nhẫn cưới và Hoàng tử Harry cũng không phải là ngoại lệ.
Trong đám cưới Hoàng gia Anh, mọi thành viên trong gia đình Hoàng tộc sẽ ngồi phía bên phải của nhà thờ.
Các khách mời nước ngoài sẽ không thực hiện nghi lễ cúi đầu trước Nữ hoàng trong đám cưới Hoàng gia. Tuy nhiên, đàn ông thường sẽ gật đầu nhẹ và phụ nữ thường hay nhún đầu gối để bày tỏ lòng kính trọng đối với Nữ hoàng.
Theo truyền thống, Nữ hoàng là người cuối cùng bước vào nhà thờ. Không ai được phép tới muộn và nếu như ai đó tới muộn thì có nghĩa là người này đã bỏ lỡ toàn bộ đám cưới.
Sau thời gian định cư ở nước ngoài để thực hiện trọn vẹn thiên chức làm mẹ, Hằng BingBoong quyết định về Việt Nam tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc.