Vương quốc người tí hon
Vương quốc tí hon ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là chốn “huyền diệu” dành riêng cho những người bị bệnh lùn bẩm sinh. Vương quốc độc đáo này được lên ý tưởng và xây dựng bởi Chen Mingjing. Sau khi hoàn thành, ông kiến nghị tất cả người lùn tại Trung Quốc nên tới đây sinh sống. Hiện tại, vương quốc tí hon là nơi cư trú của khoảng 125 người có trong độ tuổi từ 19 - 48.
Tại đây, những ngôi nhà có hình dáng giống như của các cây nấm. Bên trong đồ đạc rất đầy đủ và tiện nghi. Ngoài ra, ngôi làng cũng có đủ các sở hạ tầng khác như trường học, bệnh viện, siêu thị, quán cà phê.
Tất cả người tí hon đều có việc làm, chủ yếu là hướng dẫn viên du lịch. Những người dân tại Vương quốc tí hon hon cho biết, họ rất hài lòng với cuộc sống tại ngôi làng, nơi họ có nhà cửa, công việc và hơn hết không bị người khác cười sau lưng.
Pirahã - bộ tộc hạnh phúc nhất thế giới
Pirahã nằm sâu bên trong rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil. Trong ngôn ngữ của người Pirahã không hề có chữ số. Người dân hoàn toàn không biết đếm. Định nghĩa duy nhất về con số của họ chính là “ít” và “nhiều”. Họ cũng không có khái niệm về màu sắc, đơn giản chỉ là “tối” và “sáng”. Cuộc sống trong một ngày bình thường của họ là ăn 1-2 lần, không phân biệt ngày tháng. Người Pirahã ngủ rất ít, thông thường họ chỉ ngủ từ 20 - 30 phút. Vì họ cho rằng, nếu ngủ nhiều, quyền lực của họ có thể bị đánh cắp.
Trong xã hội Pirahã không xảy ra việc phân chia giai cấp, chỉ có quan hệ giữa con cái, cha mẹ và anh chị em ruột. Nơi đây cũng không hề có trộm cắp hoặc tội phạm. Ngôn ngữ Pirahã được nhận định là thứ tiếng khó học nhất thế giới, mặc dù chỉ có 3 nguyên âm và 7 phụ âm. Theo một nghiên cứu của Đại học Oslo (Na Uy), một người không thuộc bộ lạc nguyên thủy này nếu có trí nhớ ở mức trung bình thì phải mất 10 năm mới có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pirahã.
Người dân Pirahã luôn sống trong sự vui vẻ, họ có thể hát bất kể ngày hay đêm. Trẻ em tại đây cũng không tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại mà chủ yếu chơi đùa với thiên nhiên và động vật.
Ikaria - hòn đảo trường thọ
Hòn đảo đặc biệt này nằm tại Hy Lạp. Hầu hết cư dân nơi đây đều sống đến 100 tuổi. Bí quyết sống lâu tại đây nằm chính ở sự thân thiện và lạc quan. Rất hiếm khi có người dân bị mắc căn bệnh Alzheimer (mất trí nhớ tuổi già) hay các vấn đề về sức khỏe do tuổi tác.
Ông Stamatis Moraitis vào những ngày cuối đời, khi các bác sĩ nhận định ông chỉ có thể sống thêm 9 tháng nữa, ông quyết định rời Mỹ đến đảo Ikaria. Kết quả rất đáng kinh ngạc khi ông sống hạnh phúc thêm 37 năm nữa.
Cândido Godói - vùng đất của những cặp sinh đôi
Cândido Godói ở Brazil nổi tiếng với số lượng “khủng” các cặp sinh đôi. Ước tính cứ 80 gia đình thì sẽ có hơn một nửa trong số đó là anh, chị em sinh đôi. Các nhà khoa học có những lý thuyết khác nhau để giải thích hiện tượng này, nhưng phần lớn cho rằng chính bác sĩ Nazi Josef Mengele, người của Đức quốc xã, là người khiến phụ nữ ở nơi đây có khả năng thụ thai đôi hoặc đa thai. Năm 1960, ông đến hòn đảo, giả làm thầy thuốc, lừa phụ nữ địa phương sử dụng các loại thuốc và hoóc-môn kích thích mang đa thai.
VaDoma - bộ lạc đà điểu
Người dân của bộ lạc VaDoma có một đôi chân hình gọng kim khá kỳ lạ, giống như những chú đà điểu. Các nhà khoa học tin rằng lý do đằng sau sự bất thường này nằm ở các luật lệ ngăn cấm hôn nhân tại bộ lạc từ thời xa xưa.
Người Amish - nhóm người sống theo lề thói cổ xưa
Nhóm người này sinh sống ngay giữa lòng nước Mỹ. Nhóm người này không sử dụng súng, không đóng thuế, không chấp nhận bất kỳ sự trợ giúp nào từ phía chính phủ. Công việc chính của họ là làm nông và thủ công mỹ nghệ.
Người Amish tuân thủ tất cả các quy tắc truyền thống: không lái xe, không sử dụng điện hay các thiết bị công nghệ. Thay vì tủ lạnh họ sẽ dùng một túi nước đá. Một gia đình sẽ phải có ít nhất 5 đứa trẻ. Phụ nữ luôn phải đội mũ và không được phép nhuộm hay cắt tóc cũng không đeo đồ trang trang sức. Đàn ông sau khi kết hôn thì không được cạo râu hay trẻ em sẽ không được tiếp tục học lên cao khi bước sang tuổi 15.
Vùng đất nghệ thuật
Arden, bang Delawar, Mỹ được coi là vùng đất nghệ thuật. Ngôi làng này bắt đầu hình thành vào năm 1900, khi nhà điêu khắc Frank Stephens và kiến trúc sư Will Price chuyển tới Arden sinh sống và tận hưởng cuộc sống tự do, thỏa mãn đam mê nghệ thuật.
Về sau, người dân tại đây phát triển các khu vực nghệ thuật bằng việc bán các mặt hàng thủ công. Mỗi người dân tại đây đều có có sự sáng tạo của riêng mình. Cuộc sống tại ngôi làng này rất hạnh phúc. Khách du lịch thường đến đây để tham dự các lễ hội, mua các sản phẩm thủ công do chính người dân làm ra cũng như chiêm ngưỡng những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách thời Trung Cổ.
Ngôi làng dành cho những người già mắc căn bệnh mất trí nhớ
Hogewe, nằm tại thị trấn Weesp (Hà Lan), có thiết kế như một khu dân cư nhỏ, khép kín. Tại đây, những cư dân có thể tự do tham gia các hoạt động yêu thích, có người chăm sóc, giám sát từ xa trong trang phục của những người bình thường, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Finca Bellavista - thiên đường nhà trên cây
Finca Bellavista nằm tại khu rừng mưa thuộc nước cộng hòa Costa Rica. Những ngôi nhà trên cây có mặt tại đây kể từ khi cặp vợ chồng Matthew và Erica mua đất trong khu rừng, nhưng lại có nguy cơ bị thu hồi. Họ quyết định xây dựng một ngôi nhà trên cây để tránh tình trạng này. Cho đến nay, họ phát triển nơi đây thành một cộng đồng gồm 27 hộ gia đình trên những thân cây.
Cặp vợ chồng cho biết: “Chúng tôi chỉ làm theo sở thích, chúng tôi cũng không phải nhà đầu tư. Thật tuyệt vời khi ý tưởng của chúng tôi có thể truyền cảm hứng cho người khác”.