Miễn dịch cộng đồng có thể đạt được thông qua nhiễm virus và vaccine. Tuy nhiên, việc hướng tới khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Covid-19 đã gây ra 4,3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả cuộc sống và sinh kế của mọi người. Trái lại, vaccine đã kiểm soát thành công các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bại liệt, bạch hầu, ho gà, rubella và nhiều bệnh khác mà không cần cơ thể phải nhiễm virus.
Điều quan trọng là những nhóm có khả năng mắc bệnh cao nhất trong dân số phải được tiêm phòng trước, bởi nguy cơ tử vong của họ cao hơn mọi người. Mặc dù nỗ lực đạt được miễn dịch cộng đồng là biện pháp khả thi, song nó cũng tồn tại nhiều thách thức.
Thách thức lớn nhất là sự phân bố vaccine không đồng đều trên toàn thế giới. Trong khi các nước phát triển triển khai các chương trình tiêm chủng hiệu quả, người dân ở các nước kém phát triển hơn sẽ bị thiếu hụt vaccine, tạo cơ hội cho virus lây lan và sinh ra biến thể mới.
Tỷ lệ người cần được tiêm chủng chính xác để đạt được miễn dịch cộng đồng vẫn còn gây tranh cãi. Nói chung, bệnh càng lây mạnh thì tỷ lệ này càng phải cao. Một số nhà khoa học đề xuất rằng người dân cần được chủng ngừa Delta ở mức 88% hoặc cao hơn để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Các quốc gia như Anh, Đức và Israel đã tuyên bố kế hoạch tiêm chủng lần 3. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng những chương trình tiêm chủng này sẽ phải trả giá bằng việc thiếu hụt vaccine dành cho các nước nghèo hơn. WHO đã yêu cầu các nước giàu hơn tạm dừng kế hoạch sớm nhất cho đến cuối tháng 9, để cho phép ít nhất 10% dân số của mọi quốc gia được tiêm chủng.
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay đã lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 471.930 ca mắc Covid-19 và 7.325 ca tử vong. Tổng số ca mắc trên toàn cầu vượt 208,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,38 triệu người tử vong.
Xem thêm: Lý giải điều khiến chủng Delta trở nên đáng sợ như hiện nay