Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Trung Quốc sắp phóng 'Mặt Trăng nhân tạo' để chiếu sáng, thay thế luôn đèn đường

Trung Quốc đang có kế hoạch phóng “Mặt Trăng nhân tạo” vào không gian vào năm 2020 để chiếu sáng khu vực bán kính 80 km dưới mặt đất mà không cần đèn điện.

“Mặt Trăng nhân tạo” được kỳ vọng sẽ giúp bầu trời đêm ở thành phố Thành Đô sáng hơn, có thể thay thế cho đèn đường thông thường. Ảnh: Getty

Wu Chunfend, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Hệ thống Vi điện tử và Công nghệ Vũ trụ Thành Đô, tiết lộ kế hoạch phóng “Mặt Trăng nhân tạo” này tại một sự kiện ngày 10/10.

Vệ tinh chiếu sáng hay còn gọi “Mặt Trăng nhân tạo” được thiết kế để phóng vào không gian nhằm mục đích chiếu sáng xuống Trái Đất mà cụ thể là thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Nó có cường độ chiếu sáng cao gấp 8 lần so với Mặt Trăng thực, nhằm mục đích tạo ra “ánh sáng giống như buổi hoàng hôn” trong khu vực, theo Daily's People.

Vệ tinh chiếu sáng này được cho sẽ hỗ trợ Mặt Trăng thực để biến bầu trời đêm ở thành phố Thành Đô sáng hơn, có khả năng thay thế cho đèn đường thông thường.

Các quan chức đã tiết lộ một vài chi tiết về dự án này, nhưng nói ý tưởng này lấy cảm hứng từ một nghệ sĩ người Pháp, người đã tưởng tượng ra một vòng cổ làm bằng gương treo khắp Trái Đất.

“Mặt Trăng nhân tạo” có thể phát sáng trong khu vực có diện tích từ 10-80 km. Mặc dù nghe có vẻ không hợp lý, nhưng Wu cho biết Viện nghiên cứu của ông đã phát triển công nghệ vệ tinh chiếu sáng này trong nhiều năm và giờ đây đã đủ hoàn thiện để triển khai.

Nhiều người bày tỏ hoài nghi trước ý tưởng “Mặt Trăng nhân tạo” và cho rằng ánh sáng này có thể gây ra những tác động bất lợi đối với động vật và hoạt động quan sát thiên văn.

Nhưng theo giải thích của Kang Weimin, giám đốc Viện Quang học thuộc Trường Hàng không vũ trụ, Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, ánh sáng của vệ tinh chỉ có cường độ tương tự như ánh sáng hoàng hôn.

Đây không phải là lần đầu tiên con người cố gắng phóng một vật thể phản xạ ánh sáng lên bầu trời. Nhưng cho tới nay chưa có kế hoạch nào trở thành hiện thực.

Chẳng hạn vào tháng 7 năm ngoái, một nhóm người Nga đã thử phóng vệ tinh Mayak - “vật thể sáng nhất trên bầu trời đêm, sau Mặt Trăng”, bất chấp phản ứng dữ dội, đặc biệt là từ các nhà thiên văn học. Họ cho rằng, vệ tinh này sẽ gây ô nhiễm ánh sáng, che khuất tầm nhìn và khó tắt hoặc bật.

Tuy nhiên, sau khi phóng vài tuần, vệ tinh Mayak đã không phát sáng, gác lại tham vọng trở thành ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất