Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng của từng quốc gia và vùng lãnh thổ lại khác nhau. Một số nước đã tiến hành tiêm chủng cho phần lớn dân số, trong khi quá trình này ở một số khu vực lại chậm hơn.
Với mục tiêu cung cấp vaccine cho hầu hết người trưởng thành trên toàn thế giới, đây là chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước sử dụng nhiều vaccine nhất, lần lượt là 1,4 tỷ và 370 triệu liều được tiêm. Mỹ đứng thứ 3 với hơn 330 triệu.
Trong khi các quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ đều đang tiến hành chương trình tiêm chủng theo kế hoạch, nhiều bang ở châu Phi lại phải đương đầu với khó khăn vì nguồn cung có hạn. Các nước nghèo phải phụ thuộc vào Covax, chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu của WHO, Liên minh vaccine Gavi và Liên minh phòng chống dịch bệnh CEPI, để có vaccine tiêm cho người dân.
Ghana là quốc gia đầu tiên tiếp nhận vaccine thông qua chương trình này vào ngày 24/2. Covax có kế hoạch cung cấp khoảng 2 tỷ liều vaccine trên toàn cầu vào cuối năm nay, song nhiều loại vaccine yêu cầu phải tiêm 2 mũi. Lãnh đạo các nước G7 đã cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo hơn, thông qua con đường trực tiếp hoặc Covax.
Xem thêm: Các nước áp dụng cách ly tại nhà đối với ca nhiễm Covid-19 triệu chứng nhẹ như thế nào?
Pfizer là loại vaccine đầu tiên được WHO phê duyệt, tiếp theo là một số loại khác. Tuy nhiên, AstraZeneca là loại được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu hiện nay. Không giống như Pfizer, vaccine do Oxford sản xuất có thể được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường giúp dễ vận chuyển và phân phối hơn. Hơn 200 loại vaccine đang được thử nghiệm trên toàn thế giới để kiểm tra tính hiệu quả và an toàn.
Xem thêm: Biến chứng sau nhiễm Covid-19 khiến chúng ta không thể 'sống chung' như bệnh cúm