Không lâu trước đó, tàu thám hiểm Vessel Petrel điều hành bởi người sáng lập tiền nhiệm Microsoft Paul Allen cũng đã tìm thấy USS Hornet, con tàu được sử dụng trong Thế chiến II tại đảo Solomon, cách vị trí tìm thấy USS Wasp không xa. Được biết, trước tàu USS Wasp và USS Hornet, tàu thám hiểm Vessel Petrel từng tìm thấy vô số các tàu chiến Mỹ, Anh, Nhật và Ý khác.
Vessel Petrel được điều khiển bởi một đội gồm 10 chuyên gia. Những chuyên gia này sẽ vẽ sơ đồ vị trí cuối cùng của con tàu trước khi bị đánh chìm, sau đó gửi robot xuống đáy đại dương để tìm những chiếc tàu mất tích.
Việc tìm thấy những tàu mất tích đã làm sống lại quá khứ về một thời chiến đấu hào hùng của quân đội Mỹ. Theo Hải quân Mỹ, những chiếc tàu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là nơi yên nghỉ của các thủy thủ đoàn, những quân sĩ Mỹ từng tham gia chiến đấu trong Thế chiến II. Hải quân Mỹ mong muốn những chiếc tàu sẽ vẫn nằm lại dưới đáy biển sâu nhằm đảm bảo mục đích giữ nguyên hiện trạng vốn có của con tàu.
Quân đội Anh từng kiểm soát đảo Malta ở phía Nam nước Ý, sử dụng bến cảng Malta cho mục đích di chuyển và củng cố quyền lực của Anh tại vùng Địa Trung Hải trong suốt hơn một thế kỷ thống trị khu vực này. Trong Thế chiến II, máy bay Đức và Ý làm chủ vùng trời và ra sức bắn phá hòn đảo. Tổng thống Anh lúc đó là Winston Churchill đã rất nỗ lực để bảo vệ pháo đài kiên cố này khỏi bị phá hủy.
Theo Hải quân Mỹ, tháng 4 năm 1942, tàu USS Wasp cập cảng Malta, chở theo hàng chục máy bay chiến đấu cho lực lượng đồng minh đang bị bao vây tại Malta. Nhiều máy bay sau đó đã bị phá hủy dưới hỏa lực dữ dội của phe Trục, dẫn đến việc tàu USS Wasp phải lùi về một bến cảng tại Gibraltar để trú ẩn.
Thủ tướng Anh Winston Churchill hỏi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt liệu con tàu còn có thể tiếp tục chi viện sau khi bị tấn công hay không. Một lần nữa, dưới sự nhất trí của Churchill và Roosevelt, USS Wasp lại ra khơi cùng một tàu chiến Anh và hàng chục máy bay chiến đấu khác rồi trở lại Malta vào tháng 5 sau đó. Việc chi viện cho cuộc chiến lại được tiếp tục, đồng nghĩa với việc chiến tranh vẫn nổ ra. Tổng thống Churchill sau đó đã viết: “Ai đã nói tàu USS Wasp không thể tiếp tục hoạt động?”.
Dù vậy, tàu USS Wasp cũng không trụ được lâu. Sau trận chiến ở Midway, Mỹ cần nhiều viện trợ hơn tại Mặt trận Thái Bình Dương trong trận chiến của phe Đồng minh với quân đội Nhật trên các hòn đảo.USS Wasp được lệnh đi theo hộ tống tàu tiếp viện cho trận chiến ở Guadalcanal.
Ngày 15/9/1942, tàu ngầm Nhật Bản bắn phá hàng rào ngư lôi phòng ngự của Mỹ. Hai trong số những quả ngư lôi được bắn ra va trúng tàu USS O'Brien và tàu USS North Carolina. Vài quả khác va vào thân tàu USS Wasp khiến con tàu bốc cháy dữ dội. Khói đen dày đặc bốc lên từ con tàu, USS Wasp chìm xuống không lâu sau đó, mang theo hơn 2000 thủy thủ đoàn xuống đáy biển sâu. Theo ghi chép, 176 thủy thủ đã thiệt mạng trong vụ tấn công này.
“Tàu USS Wasp đại diện cho Hải quân Mỹ giai đoạn khủng hoảng nhất khi Thế chiến II nổ ra”, chuẩn Đô đốc Samuel Cox, người lãnh đạo Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân Mỹ phát biểu trong một bài phỏng vấn. “Con tàu cùng máy bay và các phi công điều khiển máy bay, với lòng dũng cảm và sự hy sinh của họ, là những người đã chống lại quân đội Nhật khi quân đội nước này được trang bị máy bay chiến đấu siêu hạng, máy bay chở ngư lôi siêu hạng và ngư lôi tốt hơn quân đội Mỹ”.
Tinh thần của USS Wasp vẫn còn sống mãi cho đến các thế hệ tàu USS Wasp sau đó. Tàu USS Wasp hiện tại hiện đang hỗ trợ các hoạt động hải quân ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. “Chúng tôi hy vọng khám phá này giải đáp phần nào những nghi vấn và trăn trở cho những người sống sót sau vụ chìm tàu năm xưa và gia đình của họ”, Đại úy Colby Howard, người chỉ huy mới của USS Wasp, cho hay.