Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tiểu thương Indonesia vẫn thản nhiên bày bán dơi giữa đại dịch COVID-19

Dưới đây là ý kiến của Evgeny Lebedev, ông chủ tờ báo The Independent, về việc cấm các khu chợ thực phẩm tươi sống tiếp tục hoạt động để phòng tránh COVID-19 bùng phát.

Từ khi bắt đầu viết về nhu cầu cấp thiết của việc đóng cửa các chợ thực phẩm tươi sống, tôi đã rất ngạc nhiên vì ý kiến của mình nhận được nhiều sự ủng hộ trên khắp nước Anh. Độc giả của The Mail on Sunday đã gửi thư cho tôi và bày tỏ sự đồng tình của họ với kiến nghị này, thậm chí còn đề xuất ý tưởng để thực hiện sao cho triệt để. Những người khác nhắn nhủ đến tôi về nỗi lo luôn ám ảnh họ. “Trời ơi, họ lại muốn mang đến đại dịch nào cho thế giới nữa đây?” một nữ độc giả thảng thốt.

Những con dơi được bày bán trong chợ Tomohon ở Indonesia là bí mật kinh khủng nhất mà họ không bao giờ muốn bị phơi bày. Song, loạt ảnh dưới đây vẫn khiến người xem rùng mình ớn lạnh. Tâm lý chủ quan kiểu “chuyện đó làm sao xảy ra được” sẽ khiến tình trạng dịch bệnh diễn biến nguy hiểm hơn. Cơ thể dơi mang rất nhiều virus và mầm bệnh. Thậm chí có báo cáo rằng chính quyền địa phương đã phát hiện một chủng virus corona khác ở loài dơi tại Tomohon vào năm 2018.

Dơi, chó, chuột và bò sát được bày bán la liệt khắp nơi trong chợ Tomohon, Indonesia, ngày 28/3.

Như chúng ta đã biết, virus gây COVID-19 được cho là xuất phát từ những con dơi bày bán tại chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc. Chúng ta cần thêm bao nhiêu cảnh báo nữa mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc? Virus SARS-CoV-2 khiến nền kinh tế toàn cầu tổn thất nặng nề, khiến gần 200.000 người tử vong.

Đây là hậu quả của công tác vệ sinh kém cỏi tại một khu chợ động vật hoang dã bất hợp pháp. Ảnh hưởng của thảm kịch này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Nghĩ đến viễn cảnh đó, những bức ảnh chụp hàng loạt xác động vật xếp chồng lên nhau trong quầy hàng xập xệ trông càng đáng sợ bội phần.

Theo dự đoán của các chuyên gia, chính hành động khai thác vô tội vạ và can thiệp quá sâu vào môi trường tự nhiên đã khiến các loại bệnh liên quan đến động vật tăng vọt gấp 4 lần trong vòng 50 năm qua.

Nhiều người gọi trận đại dịch càn quét mấy tháng qua là một biến cố bất ngờ, nhưng thực chất chúng ta đang có nguy cơ phải tập quen với tình hình khủng hoảng đó. Tờ The Independent do tôi làm chủ cũng chú trọng đến vấn đề này, qua đó phát động một chiến dịch cấm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trên toàn thế giới.

Tiểu thương ở một chợ thực phẩm đánh chết những loài vật hoang dã rồi treo lên bán, trong đó có cả dơi.

Chúng tôi đang làm việc với nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã như Space For Giants cùng những cơ quan, đoàn thể khác nhằm kêu gọi người dân và chính phủ các nước hành động khi cần thiết. Tôi sửng sốt khi biết rằng trong lúc cả thế giới đang chật vật đối phó đại dịch chết người, những khu chợ tươi sống trên vẫn ngang nhiên hoạt động khắp Trung Quốc, Indonesia và nhiều nước khác ở khu vực Đông Nam Á.

Ngày trước, đây là vấn đề chủ yếu do các nhà hoạt động vì quyền động vật giải quyết. Thế nhưng, hiện tại nó đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe toàn nhân loại. Thế giới đã phạm sai lầm khi không thẳng tay diệt trừ gốc rễ bùng phát dịch SARS năm 2002, cũng xuất phát từ một khu chợ buôn bán động vật hoang dã. Chúng ta không thể cho phép bản thân đi vào vết xe đổ ấy thêm lần nữa.

Một người phụ nữ Indonesia đeo khẩu trang đi mua thịt bò trước thềm lễ Ramadan ở Banda Aceh, Indonesia hôm 23/4.

Số người ủng hộ chiến dịch này ngày một tăng. Tôi đang nỗ lực khuyến khích biện pháp cứng rắn đến từ quốc tế để ngăn chặn sự phát triển của chợ động vật tươi sống. Chính phủ Australia đã đồng ý với kiến nghị này, hôm 23/4, họ đã kêu gọi hành động đa phương chống lại hoạt động của những khu chợ động vật hoang dã, bởi chúng mang đến “rủi ro an toàn sinh học và gây hại cho sức khỏe con người”.

Với sự ủng hộ rõ ràng của công chúng, bao gồm cả lượng độc giả đông đảo của The Mail on Sunday, tôi nghĩ chính phủ Anh cũng nên góp sức thực hiện chiến dịch này. Thông qua hợp tác quốc tế và thực thi các lệnh cấm hiện hành, mối đe dọa này có thể bị xóa sổ. Sau đại dịch, chúng ta vẫn còn cơ hội để cứu vãn mối liên hệ với thế giới động vật. Nếu chỉ bàng quan đứng nhìn, ta sẽ phải đối mặt với đợt bùng phát dịch tiếp theo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dailymail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Đoàn Văn Hậu