Trong cuộc sống, bên cạnh những lời nói dối vô hại còn có những lời nói dối nghiêm trọng hơn. Nó có thể làm thay đổi một mối quan hệ hay thậm chí khiến bạn rước họa vào thân. Vậy làm sao để nhận biết một người đang nói dối?
Theo kinh nghiệm của nhân viên FBI, người nói dối thường có những dấu hiệu sau đây:
Đảo mắt liên tục
Khi nói dối, con người rất sợ giao tiếp bằng mắt nên họ thường không dám nhìn thẳng vào mắt bạn mà đảo mắt liên tục. Tuy nhiên, đối với những “cao thủ” nói dối, họ sẽ cố gắng tiếp xúc bằng mắt nhiều hơn. Lúc này, họ sẽ nhìn liên tục vào mắt bạn mà không chớp mắt nhằm kiểm soát và điều khiển bạn phải tin tưởng họ.
Chớp mắt liên tục
Theo nghiên cứu, một người bình thường sẽ chớp mắt 5-6 lần/ phút, tức 10-12 giây/ lần. Tuy nhiên, khi người ta nói dối, họ rất dễ căng thẳng và thường có xu hướng chớp mắt liên tù tì 5-6 cái.
Nhìn về phía tay thuận
Thử hỏi một người thuận tay phải về những gì người đó từng nhìn thấy trong quá khứ. Nếu người đó nhìn sang trái, hướng lên trên, đó là dấu hiệu của việc họ đang cố gắng nhớ lại. Nhưng nếu nhìn sang phải thì chứng tỏ người này chỉ đang “chém gió”.
Gãi mũi
Khi “bịa chuyện”, vùng thùy đảo sẽ bị biến đổi khiến nhiệt độ của mũi và miệng sẽ tăng cao. Nguyên nhân là do vùng thùy đảo tham gia việc phát hiện và điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm tăng nhiệt phần miệng và mũi khiến cho người nói dối đưa tay lên gãi trong vô thức.
Lấy tay che miệng
Thỉnh thoảng, những người nói dối sẽ lấy tay che miệng như muốn che giấu cảm xúc, ngăn chặn lời nói dối sắp bật ra. Đôi khi, họ còn mím chặt môi khi nói dối.
Hơi thở nhanh, gấp hơn bình thường
Khi ai đó đang nói dối, hởi thở của họ bắt đầu thở nhanh, gấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do khi nói dối, họ thường sẽ căng thẳng, khiến cho nồng độ adrenalin trong máu tăng cao.
Nói quá nhiều
Khi đang nói chuyện bình thường, bỗng nhiên ai đó cung cấp cho bạn quá nhiều thông tin và được mô tả một cách chi tiết thì tốt nhất bạn nên cẩn thận vì người đó có thể đang bịa chuyện đấy.
Bên cạnh đó, khi kể chuyện họ thường bị lặp từ hay sự kiện nào đó. Đôi khi, họ cho rằng những lời nói dối đó sẽ thuyết phục nên nhấn mạnh hơn nữa. Đây còn là cách để người nói dối trì hoãn thêm thời gian nhằm suy nghĩ và bịa ra một câu chuyện nào đó.