Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Mối lo mới: Tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona đang hoành hành

Biến chủng Beta (B.1.351) đang hoành hành dữ dội ở Bangladesh. Nhưng quốc gia này lại xài vắc xin AstraZeneca chỉ có tác dụng bảo vệ "tối thiểu" trước chủng này.

Các ngân hàng gen như trang nextstrain.org đến nay đã ghi nhận được hơn 1.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19, trong đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp 4 biến chủng vào dạng "đáng lo ngại" và 6 biến chủng "cần phải theo dõi".

Theo Đài Deutsche Welle(DW) của Đức, về trung hạn, các biến chủng virus corona đang hoành hành nhiều nước châu Á có thể đe dọa cả các quốc gia giàu có tỉ lệ tiêm ngừa cao.

Mối lo mới: Tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona đang hoành hành Ảnh 1
Biến chủng Delta gây ra hàng trăm ngàn cái chết ở Ấn Độ hiện đã lan sang nước láng giềng Nepal - Ảnh: DW

Nếu virus ngày càng thích nghi với vật chủ con người, đến một thời điểm nào đó kháng thể của chúng ta - có được nhờ vắc xin hoặc nhiễm bệnh tự nhiên - sẽ không còn tác dụng bảo vệ, xét nghiệm kháng nguyên (PCR) không còn chính xác, và các loại vắc xin hiện có sẽ dần mất tác dụng.

Hiện nay mỗi ổ dịch có một biến chủng chiếm ưu thế. Ví dụ ở Sri Lanka và Campuchia là chủng Alpha (phát hiện ở Anh - B.1.1.7), còn ở Ấn Độ, Nepal... là chủng Delta (phát hiện ở Ấn Độ - B.1.617).

Các nhà nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London phát hiện chủng Delta dễ lây hơn Alpha từ 20-80%, ngoài ra còn có khả năng tránh né hệ miễn dịch của con người. Các nghiên cứu khác thì nghi nhận vắc xinBioNtech/Pfize và AstraZeneca bị giảm hiệu quả trước chủng Delta.

Viện Virus học quốc gia Ấn Độ xác định được cả thảy 8 đột biến trên gai protein của chủng Delta, 2 trong số đó liên quan đến khả năng lây nhiễm cao và một đột biến giúp virus tránh né hệ miễn dịch của người.

Nguy hiểm như vậy nhưng nhiều quốc gia hiện không chỉ bị thiếu vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 mà còn ở vào thế phải sử dụng loại vắc xin có hiệu quả không phải cao nhất (với chủng virus đang lưu hành).

Chẳng hạn chủng Beta (B.1.351) đang hoành hành dữ dội ở Bangladesh. Quốc gia ngày xài chủ yếu vắc xin Covishield (tên khác của AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ), nhưng các báo cáo ghi nhận AstraZeneca chỉ có tác dụng bảo vệ "tối thiểu" trước chủng này.

Tình thế của Bangladesh cũng giống như các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Mối lo mới: Tiêm vắc xin trị không đúng biến chủng corona đang hoành hành Ảnh 2
Nguồn cung vắc xin từ chương trình COVAX rất ít ỏi so với nhu cầu - Ảnh: AFP

Theo một nghiên cứu gần đây của Tạp chí The Lancet, các nước giàu nhất thế giới đã giành khoảng 70% nguồn cung của 5 loại vắc xin tốt nhất thị trường dù chỉ chiếm chưa tới 16% dân số toàn cầu.

Còn theo thống kê của WHO, hiện chỉ mới có 0,2% dân số ở các nước nghèo được tiêm ngừa COVID-19. Tạp chí The Economist ước tính với tốc độ này một số nước sẽ không thể bắt đầu tiêm chủng đại trà cho đến tận năm 2024.

Chương trình chia sẻ vắc xin COVAX do WHO đồng bảo trợ mục đích là muốn thế giới tiếp cận đồng đều, nhưng ngay từ những ngày đầu các nước giàu đã ký xong một loạt thoả thuận song phương với nhà sản xuất - cơ bản là vét sạch nguồn cung.

"Đại dịch còn lâu mới kết thúc" - Tổng giám đốc WHOTedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo như thế.

Nếu các biến chủng virus corona tiếp tục lây lan và đột biến nhanh như hiện nay, sự bất công trong tiếp cận vắc xin có thể quay lại làm hại chính các nước giàu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tuổi Trẻ

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất