Vòng quanh Thế giới

Thủy triều đỏ làm hàng chục tấn cá chết ở Hong Kong

Chia sẻ

Thủy triều đỏ là nguyên nhân khiến sinh vật biển chết hàng loạt và gây bệnh nguy hiểm ở con người. Ô nhiễm nguồn nước ven biển và nhiệt độ nước biển gia tăng cũng có thể là yếu tố góp phần dẫn đến thủy triều đỏ.

Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt bùng phát tảo biển nở hoa. Hiện tượng này xảy ra khi tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ nhanh chóng trong nước, thường khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Thủy triều đỏ không liên quan đến chuyển động của thủy triều.

Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm ở nhiều vùng biển của Việt Nam và thế giới. Trong môi trường thuận lợi, một số loại tảo độc trong nước biển sẽ phát triển nhanh và hình thành thủy triều đỏ.

Thủy triều đỏ tràn vào bờ biển Malaysia, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt năm 2013

Thủy triều đỏ tràn vào bờ biển Malaysia, gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt năm 2013

Tảo nở hoa làm lượng oxy trong nước giảm mạnh khiến nhiều loài sinh vật sống trong nước như cá chết hàng loạt. Khi xảy ra hiện tượng này nước biển sẽ có mùi hôi tanh. Con người tiếp xúc với nước biển có thể bị ngứa và dị ứng.

Thủy triều đỏ có thể sản xuất các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác. Các nhà khoa học gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HAB). Tác hại dễ thấy nhất của HAB là động vật hay các loài cá, giáp xác, thân mềm sống ở ven biển và các sinh vật khác chết hàng loạt.

Thủy triều đỏ cũng có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, nếu ăn sinh vật bị nhiễm độc tố. Karenia brevis, loại tảo thường gặp ở vịnh Mexico, khi nở hoa có thể gây dị ứng mắt và ảnh hưởng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mắt. Những người bị bệnh hô hấp nặng hay kéo dài, như bệnh phổi mãn tính hoặc bệnh hen suyễn, có thể bị ảnh hưởng mạnh.

Hiện tượng này cũng có thể do việc gia tăng chất dinh dưỡng trong nước từ các hoạt động nông nghiệp của con người. Một số lần thủy triều đỏ xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến các dao động khí hậu quy mô lớn, chẳng hạn như El Nino. Ô nhiễm nguồn nước ven biển và nhiệt độ nước biển gia tăng cũng có thể là yếu tố góp phần dẫn đến thủy triều đỏ.

Bức không ảnh chụp hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở Chile năm 2009 khiến 2 người chết.

Bức không ảnh chụp hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở Chile năm 2009 khiến 2 người chết.

Thủy triều đỏ xảy ra vào cuối năm ngoái ở Hong Kong khiến 36 tấn cá chết. Năm 2013, thủy triều đỏ tại bờ biển đảo Borneo, phần do Malaysia kiểm soát (đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia), làm hai người thiệt mạng, sau khi họ ăn sinh vật biển bị nhiễm độc.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Lâm, Viện Hải dương học Nha Trang, mầm mống tảo có sẵn trong nước biển và có thể “nở hoa” bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.

Cũng theo vị này, tảo nở hoa cũng liên quan đến việc môi trường biển bị ô nhiễm từ các chất thải của con người như nuôi trồng thủy sản hay từ các nhà máy hóa chất…Hiện, các nhà khoa học đã xác nhận có trên 300 loài tảo hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước. Trong đó có khoảng 1/4 gây nguy hiểm cho động vật và con người.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất