Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thiếu nữ mang 'túi nội tạng' khổng lồ ngoài khoang bụng

Nguyên nhân của dị tật là do trong quá trình phát triển ở cổ tử cung, các cơ quan nội tạng của thai nhi, bao gồm ruột, gan và một số cơ quan khác "lớn lên" bất thường trong một túi mô độc lập, nằm ngoài khoang bụng.

Sauda Suleiman Amour, 19 tuổi, đến từ Tanzania đã phải sống cùng túi nội tạng - bao gồm gan và một phần ruột - bên ngoài khoang bụng kể từ khi chào đời.

Trải qua 2 lần phẫu thuật song đều thất bại, cô gái luôn tự ti về bản thân. 4 năm trước, do phải nghe những lời bình luận không mấy tích cực từ bạn cùng lớp cho rằng cô đang mang thai, nên Sauda quyết định bỏ học.

Trên thực tế, trong những tuần đầu của thai kỳ, các bộ phận của hệ tiêu hóa thực sự phát triển bên ngoài khoang bụng. Tuy nhiên, đến tuần thứ 11, chúng sẽ tự động “chui” vào bên trong. Mặc dù vậy, đối với những trường hợp như Sauda, các bộ phận lại không phát triển theo cách bình thường.

Túi nội tạng bên ngoài cơ thể của cô gái 19 tuổi. Ảnh: SWNS

Được biết, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 5.400 trẻ nhỏ sinh ra bị mắc dị tật này. Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển ở cổ tử cung, các cơ quan nội tạng của thai nhi, bao gồm ruột, gan và một số cơ quan khác “lớn lên” bất thường trong một túi mô độc lập, nằm bên ngoài khoang bụng.

Để thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ tại Bệnh Viện Khoa Học Y Khoa (SIMS) SRM, Chennai, Ấn Độ phải sử dụng botox - một protein và là một độc tố thần kinh - giúp hệ thống cơ bắp căng giãn, thuận lợi cho việc đưa các bộ phận vào đúng vị trí.

Tiến sĩ Radhakrishna Patta, giám đốc bệnh viện, cho biết: “Chúng tôi rất kinh ngạc khi nhìn thấy Sauda. Túi nội tạng đó lớn hơn các trường hợp khác rất nhiều. Vì nội tạng nằm bên ngoài cơ thể, cô gái tội nghiệp đó không thể thoải mái vui chơi, vì chỉ cần bất kỳ một tổn thương, dù rất nhỏ, cô gái cũng có thể mất mạng”.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là trả túi nội tạng đó trở lại đúng vị trí của nó mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Tuy vậy, trong bụng cô gái lại không có 'không gian trống'. Do đó, hai tuần trước khi phẫu thuật, chúng tôi phải bơm không khí vào bụng và tăng liều đều đặn để tạo khoảng trống, đến khi cô gái cảm thấy khó thở“, Tiến sĩ Patta nói thêm.

Trên thực tế, bản thân túi nội tạng không gây nguy hiểm tới mạng sống của các bệnh nhân. Tuy nhiên, do ở ngoài cơ thể, nên nó thường dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Túi nội tạng của Saudi có kích thước lớn hơn so với những trường hợp tương tự.

Rất may mắn, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sau 4 ngày liên tục phải sử dụng máy thở, các vết khâu của Sauda hiện đã lành. Cô gái đang được chăm sóc và phục hồi sức khỏe tại nhà.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Daily Mail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố