Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thích thú với 5 loại bút 3D ‘vẽ được mọi thứ trên đời’

Bạn có cảm thấy hứng thú với một loại bút "vẽ được mọi thứ trên đời"?

Hẳn rằng tất cả chúng ta khi còn bé đều đã từng cầm chiếc bút để vẽ lên những đồ vật mà mình yêu thích, rồi ước mơ những tác phẩm đó không chỉ nằm trên giấy mà còn có thể bước ra ngoài đời thực được. Tưởng như những ước mơ này sẽ chỉ có thể sống trong miền cổ tích hay những cuốn truyện Doraemon, nhưng giờ đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, trong tương lai bạn đã có thể lấy đồ vậy từ trên giấy kia và đưa nó ra ngoài, nhờ những chiếc bút 3D.

2635157_lix

Chiếc bút 3D là một sáng tạo lớn của nền công nghệ thế giới.

Bút vẽ 3D nhỏ gọn cho phép bạn in trực tiếp vật thể từ ngòi bút mà không cần đến những cỗ máy cồng kềnh yêu cầu nhiều thao tác để cho ra thành phẩm. Là sản phẩm gây sốt tại triển lãm CES 2014, sản phẩm này được cho là một trong những phát minh độc đáo nhất làng công nghệ in 3D trên toàn thế giới.

2635158_lix_01

Đây là một tác phẩm được tạo nên từ bút 3D.

Bút này thay thế mực in với dây tóc nóng chảy ở nhiệt độ cao để tạo ra một đối tượng 3D thay vì chỉ là một ý tưởng trên giấy. Nó có thể được sử dụng để vẽ trong không khí hoặc trên bề mặt cũng như truy tìm các đối tượng trên giấy. Sử dụng bút này để tạo ra bất kỳ đối tượng 3D bạn thích. Sau đây là 5 cây bút thú vị nhất, cùng tham khảo nhé.

Bút 3D dùng nhựa tái chế từ đồ cũ

Đây là mẫu bút đang được các nhà khoa học thử nghiệm, chưa được đặt tên và cũng chưa được tiết lộ kế hoạch tung ra thị trường. Máy được hỗ trợ một thiết bị nhỏ dùng để cắt chai lọ nhựa thành các “sợi” dài, đây cũng là nguyên liệu để tạo nên những nét vẽ 3D cho tác phẩm của bạn. Quá trình cắt này khá nhanh, chỉ mất khoảng 1 phút là bạn đã “xử lý” xong một chai nhựa có dung tích khoảng 1,5 lit, vừa tiết kiệm lại thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, toàn bộ số nguyên liệu của bạn cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi xử lý thô.

ezgif-166384915

Chiếc máy cắt chai lọ thành những sợi nhựa dài.

ezgif-1184700281

Sợi nhựa này được dùng làm nguyên liệu để vẽ.

Vì sự tiết kiệm, tiện dụng và bảo vệ môi trường nên thiết bị này được nhiều người ủng hộ. Sau khi cắt các sợi nhựa ra mà không muốn dùng với bút 3D, bạn hoàn toàn có thể tận dụng vào các công việc khác. Tuy nhiên nó cũng có nhiều hạn chế không thể tránh khỏi. Đầu tiên phải kể đến chất lượng màu sắc của tác phẩm đôi khi không được như ý do nguyên liệu không có chất lượng cao. Tiếp đến, những người cần làm việc nghiêm túc khó chọn lựa sản phẩm này vì tính chuyên nghiệp chưa cao. Có lẽ các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm một thời gian nữa để hoàn thiện sản phẩm theo sự mong muốn của phần lớn khách hàng.

Bút 3D Scribber

Với thiết kế nhỏ gọn, bút vẽ 3D Scribber cho phép bạn in trực tiếp vật thể từ ngòi bút mà không cần đến những cỗ máy cồng kềnh, không yêu cầu nhiều thao tác để cho ra thành phẩm.

scribber-1

scribber-2

Bút 3D Scribber có thể dùng được cả ABS và PLA - 2 loại nhựa khá phổ biến hiện nay trên các máy in 3D thương mại. ABS sẽ là lựa chọn tốt cho những người có nhu cầu viết trong không trung, trong khi đó PLA phù hợp hơn khi vẽ trên bề mặt, đồng thời thân thiện với môi trường hơn 1 chút. Loại nhựa này cũng ít tạo ra mùi khó chịu khi bị nấu chảy.

Bút 3D 3Doodler

3Doodler là một trong những dòng bút 3D đầu tiên được giới thiệu trên thị trường, được phát triển bởi hãng WobbleWorks. Sản phẩm này về cơ bản là một chiếc bút vẽ 3D có thể giúp bạn vẽ ra những đồ vật thật: cầm, nắm, sờ được tận tay, tương tự như máy in 3D. Nói bút vẽ 3D cũng không sai nhưng đúng hơn và cụ thể hơn thì 3Doodler là thiết bị kiểu “khẩu súng” dùng keo nóng để làm chảy nhựa, từ đó giúp bạn có thể viết được trong không khí.

3doodle-1 3doodle-2

3Dooder đang là một trong những dự án thành công nhất trên cộng đồng Kicstarter với số tiền góp vốn lên tới 2,3 triệu USD, vượt rất xa mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất (30.00 USD). Với giá bán chỉ 100 USD, cho dù bạn không phải là một họa sĩ, nhà thiết kế chuyên nghiệp, thì những gì mà 3Dooder mang lại cũng là rất tuyệt vời.

Bút 3D Polyes Q1

Bút 3D Polyes Q1 do công ty Future Make Technology chế tạo, khác biệt với các sản phẩm khác ở cơ cấu làm tan chảy mực (ở đây là nhựa tổng hợp). Nó sử dụng ánh sáng từ các đèn LED để làm mực chảy ra, vì thế nó không gây hại đối với con người. Tuy nhiên để sử dụng được Polyes Q1cũng không đơn giản lắm. Bạn cần đến sự khéo léo và óc sáng tạo để có thể tạo ra các sản phẩm.

maxresdefault-1 tumblr_nh73c3esx01reapbzo1_1280

Về cơ cấu cơ khí của Polyes Q1 không quá phức tạp nhưng có kích thước khá lớn đối với một cây bút thông thường (chiều dài khoảng 20cm và đường kính 4cm). Sản phẩm gồm 2 phần chính, một nửa là mô-tơ điện và cục pin sạc dùng để đẩy hộp mực về phía trước; nửa còn lại có khoang chứa hộp mực và ngoài bút, cùng các bóng đèn LED để làm mực chảy ra. Ánh sáng cũng chính là thứ làm cho mực in nhanh chóng khô lại sau khi được phun ra để có thể tạo hình 3D.

Bút 3D Simo

Có kích thước tương đối nhỏ nhắn nhưng 3D Simo tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những “người anh em” của mình, điển hình là việc không chỉ để vẽ mà sẽ trang bị thêm nhiều tính năng hữu ích khác để mở rộng thêm khái niệm của một chiếc bút vẽ 3D như cắt, đốt và một đầu sắt hàn.

3dsimo-mini-3d-printing-pen

Chiếc bút vẽ 3D Simo được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, giúp người sử dụng có thể cầm gọn trong tay một cách thoải mái khi sử dụng. Nó còn có thể điều chỉnh nhiệt độ, do đó chiếc bút nó có thể sử dụng những loại vật liệu in 3D phổ biến khác.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vân Ngọc

Được quan tâm

Tin mới nhất