Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Thâm nhập 'ngôi làng Giáng sinh' chuyên sản xuất đồ trang trí Noel cho cả thế giới

Cứ tới mỗi mùa Noel, “ngôi làng Giáng sinh” Nghĩa Ô (Trung Quốc) trở nên nhộn nhịp với tiểu thương từ châu Phi, Trung Đông, Nga, Mỹ… đổ về nơi sản xuất 2/3 số đồ trang trí Giáng sinh của cả thế giới.

Nằm cách Thượng Hải hơn một tiếng đi tàu về phía nam, Nghĩa Ô là thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang với 1,2 triệu dân và nổi tiếng khi là nơi sản xuất 2/3 số đồ trang trí Giáng sinh của cả thế giới. Từ 9/2016 đến tháng 8 vừa qua, 600 nhà máy và xưởng sản xuất ở thành phố đã “cho ra lò” số sản phẩm trị giá 3 tỷ USD. Ảnh: Al Jazeera

Đại diện một số nhà máy sản xuất ở Nghĩa Ô cho phóng viên ABC biết, ít nhất 30% số đơn đặt hàng tới từ Mỹ, trong khi phần lớn số hàng còn lại cung cấp cho Nga, các nước Mỹ Latinh và nội địa. Ảnh: Al Jazeera

Dù Giáng sinh không phải là một kỳ nghỉ chính thức ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều người hòa chung vào tinh thần của ngày lễ. Điều này khiến số đồ trang trí sản xuất ở Nghĩa Ô ngày càng tăng. Tại “ngôi làng Giáng sinh” Nghĩa Ô, mùa hè là thời gian sản xuất cao điểm. Những chiếc mũ ông già Noel, đèn LED trang trí và kim tuyến đều được sản xuất tại đây. Ảnh: Reuters

Để nhận được hàng kịp thời mùa Giáng sinh, tiêu thương khắp nơi trên thế giới tới thành phố Nghĩa Ô trước một tháng. Điểm dừng đầu tiên của họ là Chợ Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô. Ảnh: Reuters

Tọa lạc vị trí trung tâm thành phố, chợ với diện tích hơn 5 km2 là mê cung mua sắm được chia thành 5 khu. Khu bán đồ trang Giáng sinh chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 75.000 quầy hàng. Ảnh: Al Jazeera

Nghĩa Ô là nơi hiện tượng “Made in China” bắt đầu. Chỉ vài năm sau thời kỳ cải cách và mở cửa của Trung Quốc những năm 1980, chợ Nghĩa Ô hình thành. Kể từ đó, đây là nơi cung cấp mọi loại hàng hóa từ đồ chơi, đồ trang trí, thiết bị gia dụng nhỏ, đồ lót, ô dù và phụ kiện tự động, cho toàn thế giới. Ảnh: Al Jazeera

Gần đây, theo Sáng kiến Vành đai, Con đường do Chủ tịch Trung Quốc phát động nhằm khôi phục tuyến đường thương mại dọc Con đường Tơ lụa thời cổ đại, các chuyến tàu chở hàng trực tiếp giữa Nghĩa Ô với Madrid, London, Prague cũng như Tehran và Trung Quốc được hình thành. Trong ảnh, Reng Guoan, người phụ trách nhà máy sản xuất cây thông Sinte An. Công ty của anh có thể cho ra lò một triệu cây thông một năm, chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ. Ảnh: Al Jazeera

Theo trang web của chính quyền địa phương, việc các thương gia thường xuyên đi lại giữa Nghĩa Ô và châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á, thành phố này có thể trở thành một trong những khu vực đa văn hóa nhất Trung Quốc, với hơn 13.000 người nước ngoài thường trú. Ảnh: BBC

Lao động trong các nhà máy mà phóng viên của ABC ghé thăm vào cuối tháng 8 chủ yếu là người nhập cư từ các vùng khác nhau của Trung Quốc. Họ nói thời gian làm việc mỗi ngày là 13 tiếng, 7 ngày một tuần. Mỗi lao động kiếm khoảng 30 USD mỗi ngày. Ảnh: Al Jazeera

Một chủ nhà máy ở “ngôi làng Giáng sinh” cho biết, chính quyền địa phương yêu cầu các nhà xưởng cải thiện điều kiện làm việc nên họ có kế hoạch di chuyển cơ sở sản xuất tới một nơi có diện tích rộng hơn. Tuy nhiên, trước mắt, họ vẫn đang tích cực sản xuất đồ trang trí Giáng sinh đáp ứng nhu cầu của người dân khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Reuters

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?