Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới qua đời: Hy vọng dập tắt và cái giá đắt về bảo tồn

Các nhà bảo tồn dù đã dự đoán trước về cái chết của Sudan, tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên Trái đất, nhưng khi nó qua đời vào tối 19/3 vừa qua, nhiều người vẫn không khỏi sốc.

Tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới Sudan, 45 tuổi, sống dưới sự bảo vệ của lực lượng vũ trang và những người chăm sóc tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya. Đầu tháng 3, tình trạng nhiễm trùng ở chân phải của chú tê giác ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, nó cũng bị thoái hóa cơ và xương do tuổi già.

Cán bộ bảo vệ động vật hoang dã ở khu bảo tồn buộc phải tiến hành an tử đối với Sudan vì sức khỏe của nó đã rất nguy kịch.

Cán bộ bảo vệ động vật hoang dã Zacharia Mutai vỗ về Sudan, tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng trên thế giới, chỉ ít phút trước khi nó qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya ngày 19/3. Ảnh: National Geographic

Hy vọng dập tắt?

Hiện tại, chỉ còn hai con tê giác trắng Bắc Phi cái cuối cùng trên thế giới còn được bảo tồn. Sudan là một phần trong chương trình tham vọng nhằm cứu loài tê giác trắng Bắc Phi khỏi sự tuyệt chủng với sự giúp đỡ của hai con cái. Tuy nhiên, việc Sudan qua đời được ví như “chữ ký cuối cùng trong bản tử hình” của loài động vật quý hiếm này.

Trong nỗ lực cuối cùng của các nhà bảo tồn nhằm huy động tiền cho việc chăm sóc tê giác trắng Bắc Phi đực cuối cùng, họ tạo một profile trên Tinder nói riêng về Sudan.

Tài liệu về Sudan và sự suy giảm của loài này là dự án lớn của nhiếp ảnh gia của National Geographic Ami Vitale. Trên trang Instagram, Vitale viết: “Hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự tuyệt chủng của một loài động vật đã sống sót qua hàng triệu năm những không thể sống sót cùng nhân loại”.

Vitale đã có thời gian ở bên chú tê giác Sudan khi nó được chuyển từ sở thú ở Cộng hòa Séc tới khu bảo tồn ở Kenya năm 2009. Người ta cho rằng, khí hậu châu Phi và môi trường sống rộng lớn thích hợp để tê giác thoải mái di chuyển sẽ kích thích khả năng sinh sản ở tê giác.

Sudan được đặt theo tên đất nước nó chào đời mà nay là Nam Sudan. Ảnh: Reuters

Do quá tuổi sinh đẻ và hai con tê giác trắng cái không thể sinh sản một cách tự nhiên, nên các nhà khoa học đã nỗ lực nuôi một con tê giác trong phòng thí nghiệm.

Họ đã thu được các tế bào sinh dục từ những con tê giác trắng Bắc Phi khi chúng còn sống và họ hy vọng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ tạo ra nhiều tê giác trắng Bắc Phi nữa. Công nghệ này đang dần được hoàn thiện.

Tuy nhiên, Philip Muruthi, Phó giám đốc đơn vị bảo vệ các loài vật tại Tổ chức Động vật hoang dã châu Phi, nói: “Không có gì bảo đảm thụ tinh trong ống nghiệm sẽ đem lại kết quả”. Ông cũng cho biết thêm rằng, phương pháp này cực kỳ tốn kém và chi phí có thể lên tới hơn 9 triệu USD.

Đây là bài học cay đắng về vấn đề bảo tồn động vật”, Muruthi nói đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ đã tốn kém tới vậy song cái giá để phục hồi thậm chí còn đắt hơn rất nhiều.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trọng Hiếu

Được quan tâm

Tin mới nhất
HLV Kim Sang Sik chưa an tâm