Vòng quanh Thế giới

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu 'lang thang' sau 3 thập kỷ nằm yên dưới biển Nam Cực

Thiên An
Chia sẻ

Tảng băng trôi A23a có diện tích gần 4.000 km2, kích thước lớn gấp 3 lần thành phố New York của Mỹ bắt đầu di chuyển sau 3 thập kỷ nằm yên dưới biển Nam Cực.

Ngày 24/11, tảng băng trôi lớn nhất thế giới có tên A23-a đang trên đà dịch chuyển lần đầu tiên sau hơn 37 năm nằm yên dưới biển Nam Cực.  

Theo báo cáo, tảng băng trôi A23a có diện tích gần 4.000 km2, kích thước lớn gấp 3 lần thành phố New York của Mỹ.

Tách ra từ thềm băng Filchner-Ronne ở phía Tây Nam Cực vào năm 1986, tảng băng này từng là nền một trạm nghiên cứu của Liên Xô. Sau đó phần lớn tảng băng bị mắc kẹt trên nền biển Weddell. Một hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy hình ảnh tảng băng nặng gần 1.000 tỉ tấn bắt đầu di chuyển, đang trôi nhanh qua mũi phía Bắc của bán đảo Nam Cực nhờ gió lớn và các dòng hải lưu mạnh.

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu 'lang thang' sau 3 thập kỷ nằm yên dưới biển Nam Cực Ảnh 1
Tảng băng trôi gần Vịnh Fournier, Nam Cực, vào ngày 3 tháng 2 năm 2020

Theo nhà nghiên cứu người Anh Oliver Marsh làm việc tại Cơ quan khảo sát Nam Cực, việc một tảng băng trôi có kích thước như thế này di chuyển là điều rất hiếm gặp, do đó các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ quỹ đạo của A23-a.

“Theo thời gian, trọng lượng của tảng băng trôi có thể giảm đi một chút, cho phép nó nổi lên khỏi đáy đại dương và bị dòng hải lưu đẩy đi. A23a cũng là một trong số những tảng băng trôi lâu đời nhất thế giới”, chuyên gia này nhận định. 

Nếu tốc độ di chuyển tăng, tảng băng A23a có thể nương theo vòng hải lưu Nam Cực tiến đến Nam Băng Dương theo một lộ trình được gọi là "hành lang băng trôi".

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu 'lang thang' sau 3 thập kỷ nằm yên dưới biển Nam Cực Ảnh 2
Tảng băng A23a khổng lồ di chuyển ở biển Nam Cực. Ảnh: Reuters

Ông Marsh dự tính khả năng A23a sẽ di chuyển đến đảo Nam Georgia (một hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương) và điều này sẽ gây ra vấn đề rắc rối cho động vật hoang dã ở Nam Cực. Hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển sinh sản trên đảo, cũng như tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh sẽ bị ảnh hưởng.

Năm 2020, một tảng băng trôi khổng lồ khác được đặt tên là A68 cũng đã làm dấy lên lo ngại rằng nó sẽ va chạm với đảo Nam Georgia, đè bẹp sinh vật biển và cắt đứt nguồn thức ăn. Nhưng rất may là thảm họa đó không xảy ra, trước khi va chạm tảng băng trôi đó đã vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Các nhà khoa học cũng đang hy vọng điều đó sẽ xảy ra đối với A23a.

Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao tảng băng trôi bắt đầu di chuyển.

Xem thêm: Đẹp ná thở bộ ảnh ngư dân Trung Quốc đánh cá bằng chim cốc

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất