Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tại sao nhan sắc mỹ miều là mầm họa đối với phụ nữ thời phong kiến Trung Quốc

Tất cả nữ giới sống tại Tử Cấm Thành, cũng như chốn hoàng cung chỉ được phép đi lại tới những nơi cố định, bị cấm vào khu vực triều chính và không được mạo hiểm bước ra lãnh thổ phía bắc.

Tuyển chọn Tú nữ

Hầu hết nữ giới tại Tử Cấm Thành đều tiến cung để làm thị nữ, chỉ trừ một số người được lựa chọn làm nhiệm vụ sinh con cho hoàng đế. Nếu may mắn sinh được hoàng tử, họ sẽ được sắc phong làm phi tần, có quyền thế và địa vị cao hơn.

Việc tuyển chọn Tú nữ bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tấn. Các tiêu chí lựa chọn cũng thay đổi theo các đời vua. Ví dụ, khi hình thức này xuất hiện dưới thời nhà Minh, theo luật lệ, tất cả thiếu nữ chưa chồng đều phải thi tuyển chọn Tú nữ. Chỉ những người phụ nữ đã lập thất, bị khuyết tật hoặc dị tật mới được miễn.

Tuy nhiên, tới đời Hoàng đế Thuận Trị, ông bắt đầu có những giới hạn, loại trừ đa số phụ nữ Hán, ưu tiên hơn với người dân tộc Mãn Châu và Mông Cổ. Hội đồng tuyển chọn sẽ gửi thông báo cho quan lại ở các địa phương, nhờ cậy sự giúp đỡ của họ. Những người này sau đó sẽ gửi lại danh sách, ghi tên tất cả những cô gái đạt yêu cầu.

Yêu cầu tuyển chọn 

Ở triều đại Mãn Thanh, các cô gái sẽ được ấn định ngày nhập Võ Thần Điện tại Tử Cấm Thành để kiểm tra. Họ được phép đi cùng cha mẹ, người thân, người đứng đầu thị tộc và quan lại địa phương.

Ở thời kỳ đó, không có những quy tắc ngăn cản Hoàng đế lựa chọn phi tần, có xuất thân là thường dân. Chỉ duy nhất Hoàng hậu là người bắt buộc phải có dòng dõi quyền quý. Khoảng dưới 100 ứng viên sẽ được lựa chọn, sau đó trải qua khóa đào tạo từ các Cô Cô. Những người này phải đảm bảo tiêu chuẩn về da, lông, mùi cơ thể, cùng một số đặc điểm khác.

Khi tiến vào vòng sâu hơn, họ sẽ được dạy bảo từng cử chỉ, đường đi, nước bước. Ngoài ra, họ cũng cần học cầm kỳ thi họa, chơi cờ và nhảy múa. Những tú nữ xuất sắc nhất sẽ được theo hầu Thái hậu. Thời gian này, họ sẽ được kiểm tra những thói quen khi ngủ, như có ngáy, hơi thở “rau mùi”, hoặc nói mơ, mộng du hay không.

“Top 50”

Năm 1621, Minh Hy Tông, tức Hoàng đế Thiên Khải thời nhà Minh đã cử các hoạn quan tới khắp các miền đất nước để lựa chọn 5.000 thiếu nữ tuổi đời từ 13-16 tuổi, tìm ra một vị phi tần thích hợp nhất.

Tại vòng tuyển chọn đầu tiên, những cô gái sẽ xếp hàng theo độ tuổi. 1.000 người đã bị loại ngay sau đó vì quá cao, thấp, hay quá béo, gầy. Ở ngày tiếp theo, các hoạn quan sẽ tiến hành kiểm tra cơ thể của các “thí sinh”, đồng thời đánh giá giọng nói, cũng như cách cư xử của họ. Vòng này sẽ loại ra 2.000 người. Ngày thứ 3, các cô gái sẽ bị kiểm tra bàn chân, bàn tay và sự uyển chuyển khi đi lại, sau đó sẽ loại đi 1.000 người.

Những thí sinh còn lại sẽ trải quan cuộc kiểm tra phụ khoa và tiếp tục loại 700 người. 300 cô gái xuất sắc nhất sẽ nhập cung, trải qua một loạt các bài kiểm tra kéo dài hàng tháng, để đánh giá trí thông minh, công đức, khí chất và đạo đức.

“Top 50” của vòng tuyển chọn sẽ tiếp tục bị tra khảo về toán học, văn học, nghệ thuật, nhằm đưa ra được đánh giá chính xác nhất.

Sẽ chỉ có một vài trong số họ trải qua được tất cả quá trình chọn lọc đầy hà khắc trên, giành được sự chú ý của Hoàng đế. Phần lớn những phụ nữ sau khi nhập cung đều phải chịu đựng cuộc sống cô đơn, cũng như sự ghen tuông từ các “đối thủ”.

Có thể nói, nhan sắc mỹ miều ở thời đại phong kiến dường như không mang lại cho họ phước lành, mà thay vào đó, là những mầm họa luôn bủa vây.

Bị kiểm soát hoạt động

Một điều hiển nhiên, đó là các phi tần chỉ được phép làm chuyện nam nữ với Hoàng đế. Hầu hết, hành tung của họ đều bị các hoạn quan, những người nắm giữ quyền lực không nhỏ, giám sát.

Các phi tần luôn bị yêu cầu phải tắm rửa sạch sẽ, cũng như được kiểm tra cẩn thận trước khi đón tiếp Hoàng đế. Ở hậu cung, nơi có hàng trăm, hàng nghìn phi tần, việc một người được Hoàng đế sủng ái sẽ khiến họ trở thành “cái gai” trong mắt những người khác.

Phi tần thường có tẩm cung riêng. Họ sẽ giành cả ngày để trang điểm, may vá, hoặc nói chuyện với những phi tần khác. Nhiều người giành cả cuộc đời trong cung, nhưng không được Hoàng đế ân sủng dù chỉ một lần.

Phân cấp

Trong hệ thống hậu cung nhà Thanh, thứ bậc các vợ của vua khác nhau dưới từng thời Hoàng đế. Người đứng cao nhất là Hoàng hậu, sau đó là Quý phi. Hai cấp bậc này chỉ có hai người nắm giữ.

Tiếp theo là các 4 Phi, 6 phi tần. Cấp bậc thấp nhất chính là những người chỉ có danh mà không có phận. Họ không có tẩm cung riêng, mà phải sống chung với nhau.

Chế độ đa thê

Đây là hình thức phổ biển thời phong kiến Trung Quốc. Mặc dù vậy, cũng chỉ những người đàn ông thuộc hàng trung lưu và thượng lưu mới có đủ khả năng để lấy nhiều vợ. Đây cũng được coi là sự khẳng định về vị thế của người đàn ông.

4 nguyên tắc trong chế độ đa thê

Thứ nhất, phân biệt rõ ràng giữa vợ cả và vợ lẽ. Vợ cả có quyền hơn những người khác, chịu trách nhiệm nặng nề hơn trong việc tuân thủ các nguyên tắc của chế độ đa thê, quản lý các vợ lẽ, vì lợi ích chung của đại gia đình.

Thứ hai, phụ nữ không được ghen, đặc biệt là vợ cả. Họ luôn phải kìm nén cảm xúc ghen tuông, đố kỵ, thay thế bằng thứ niềm tin rằng họ đang sống vì mục đích cao cả hơn.

Thứ ba, không để mất ổn định trong tình cảm vợ chồng. Theo đó, người chồng không nên để bản thân bị “độc chiếm” bởi duy nhất một người vợ. Tình yêu phải phân phối đồng đều cho các vợ.

Thứ tư, chế độ đa thê chỉ có thể tồn tại bằng cách tuân thủ hệ thống phân cấp nghiêm ngặt. Mỗi triều đại lại có một danh hiệu và cấp bậc riêng cho các phi tần của vua. Thứ bậc được xác định tại những thời điểm cụ thể.

Chuyện chân gối của Hoàng đế

Tổ chức, duy trì chuyện chăn gối cho Hoàng đế là điều cần thiết dể duy trì sự thịnh vượng của triều đại. Lịch của Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10 không phải để tính ngày tháng, mà là để theo dõi lịch trình “yêu đương” của Hoàng đế. Vòng quay phục vụ Hoàng đế của các phi tần luôn được giữa theo một trật tự.

Ở Trung Quốc và một số nước Châu Á, tuổi đời người được xác định từ thời điểm thụ thai. Người ta tin rằng phụ nữ có khả năng thụ thai cao nhất vào những ngày trăng tròn, khi “Âm” của phụ nữ đủ mạnh để kết hợp với “Dương” của nam giới.

Những đứa trẻ hình thành vào thời điểm này cũng được cho là có tính cách mạnh mẽ hơn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết SCMP

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hé lộ điều đặc biệt về không gian hẹn hò của Michael Trương ở Đảo Thiên Đường