Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Tại sao màu mắt mỗi người khác nhau

Màu mắt cho đến giờ vẫn còn là câu đố lớn trong giới khoa học, sự bí ẩn của màu mắt cho thấy cơ thể con người là một điều kỳ diệu và sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đôi mắt tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng cả một thế giới nội tâm rộng lớn và sâu sắc. Đôi mắt có lẽ là bộ phận trên cơ thể người được đưa vào thi ca và tất cả các loại hình văn học nhiều nhất. Con người nói rất nhiều về đôi mắt, từ ca ngợi đến miêu tả, thậm chí là đắm say hay trở nên mê muội vì đôi mắt của một ai đó, nhưng chúng ta lại biết rất ít về mắt. Ngay cả các nhà khoa học cũng vậy.

Giới khoa học chắc là những kẻ thực tế nhất trên đời, nhưng họ cũng vẫn phải thừa nhận, đôi mắt là điều kỳ diệu. Và điều kỳ diệu ấy bắt đầu từ những sắc màu của mắt.

Đôi mắt là một điều kỳ diệu.

Tại sao mắt lại có màu?

Màu mắt được quyết định bởi các hắc tố melanin trong mống mắt. Mống mắt càng có nhiều melanin thì mắt càng sẫm màu. Nhưng melanin cũng chỉ đóng góp 50% vào việc tạo nên màu cho đôi mắt mà thôi, 50% còn lại là nhờ ánh sáng phản chiếu vào mắt.

Bên cạnh việc tạo ra màu cho mắt, các hắc tố melanin còn giúp bảo vệ mắt khỏi các tia UV. Vì vậy, mắt càng có màu đậm thì càng ít nhạy cảm với ánh sáng.

Theo thống kê, màu mắt phổ biến nhất là màu nâu. Hơn 55% dân số thế giới có mắt màu nâu, chủ yếu là người gốc châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, gần 10.000 năm trước, tất cả mọi người đều có mắt màu nâu. Nhưng đã xảy ra một sự biến đổi gen khiến cho các hắc tố melanin trong mống mắt thay đổi.

Sau màu nâu, nâu đỏ cũng là một màu mắt phổ biến (5-8% dân số). Melanin ở mắt màu nâu đỏ thường tập trung ở đường viền mống mắt. Các màu mắt phổ biến tiếp theo, theo thứ tự là màu xám, màu xanh dương, màu đen. 3 màu mắt cực kỳ hiếm là xanh lá cây, màu hổ phách, màu tím violet hoặc màu đỏ. Chỉ khoảng 2% dân số thế giới có mắt màu xanh lá cây.

Tuy nhiên, hiếm hơn mắt màu xanh lá là mắt màu hổ phách. Mắt màu hổ phách chứa sắc vàng, nâu đỏ hoặc màu đồng rất rõ rệt. Có những đôi mắt màu hổ phách còn chứa cả sắc xám vàng. Cho tới giờ, giới khoa học cũng chưa rõ tại sao con người lại có mắt màu hổ phách và màu xanh lá. Nhưng có giả thuyết cho rằng có thể là vì mống mắt xuất hiện pheomelanin (tên một loại melanin).

Mắt màu hổ phách.

Những người bị bạch tạng, vì có rất ít hoặc hoàn toàn không có melanin trên da, tóc và mắt, nên thường có mắt màu đỏ hoặc màu tím violet. Chúng ta thường thấy mắt của người bạch tạng có màu đỏ là vì ánh sáng phản chiếu các mạch máu đằng sau võng mạc. Còn những lúc chúng ta thấy mắt của người bạch tạng màu tím là vì ánh sáng xanh nhẹ phản chiếu vào màu đỏ của mắt, tạo ra màu tím.

Người bạch tạng có mắt màu tím là do ánh sáng phản chiếu.

Một trong những thông tin thú vị về màu mắt, đó là màu mắt đen không hề tồn tại. Nhiều người vì có rất nhiều melanin ở mống mắt, tùy vào ánh sáng mà đôi khi trông giống như màu đen. Nhưng không ai có màu mắt đen tuyền mà chỉ là màu nâu rất đậm mà thôi.

Tuy nhiên, ngay khi vừa sinh ra, tất cả mọi người trên thế giới đều có mắt màu xanh hoặc không màu. Theo thời gian, lượng melanin trong mống mắt tăng lên. Đến năm 3 tuổi, mắt mới hình thành màu sắc cuối cùng của nó. Tuy nhiên, nếu sau này một người mắc bệnh hoặc chấn thương nào đó, màu mắt có thể thay đổi một lần nữa.

Màu mắt là độc bản

Mỗi một con mắt là duy nhất.

Nếu nhìn kỹ vào mắt của người đối diện, bạn có thể thấy rất khó xác định xem màu mắt của người đó là màu gì. Nhiều đôi mắt dường như đổi màu tùy vào ánh sáng, góc nhìn, hoặc sự thay đổi của mống mắt.

Đặc biệt là những người có mắt sáng màu. Nếu để ý, có thể thấy những đốm màu khác nhau trong những đôi mắt sáng màu. Những đốm màu này là thứ khiến mỗi con mắt trở thành duy nhất. Mống mắt, cũng giống như dấu vân tay, không ai giống ai. Ngay cả những người giống nhau về mặt di truyền, ví dụ như các cặp sinh đôi, cũng có mống mắt khác nhau.

Vì vậy, hãy nhớ rằng cho dù mắt bạn có màu gì, đôi mắt của bạn cũng vô cùng đặc biệt và là duy nhất.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết QN

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nguyễn Xuân Son và áp lực KPI