Trong suốt chiều dài lịch sử Trái Đất, chúng được mệnh danh là “Cỗ máy giết người” hung hãn nhất của đại dương.
Sở hữu khối cơ thể khổng lồ (dài 30 mét, nặng hơn 100 tấn) cùng hàm răng vô cùng sắc nhọn có lực cắn vô địch lên tới 18 tấn (có thể cắn nát bét 1 chiếc xe hơi trong nháy mắt) và khả năng phi trong nước đạt vận tốc cực đại 20 mét/giây, siêu cá mập Megalodon được các nhà khoa học xếp vào hạng “Sát thủ hung tợn nhất lịch sử Trái Đất”.
Cách đây 16 triệu năm, Megalodon xuất hiện và tạo nên thời kỳ “vàng son” của chính chúng dưới thế giới đại dương.
Không một loài sinh vật nào có đủ sức mạnh và sự khôn khéo để kỳ địch lại kẻ săn mồi siêu hạng này.
Tuy nhiên, cách đây 2,6 triệu năm, siêu cá mập bị tuyệt chủng, kết thúc thời kỳ thống trị thế giới đại dương trên toàn Trái Đất trong hơn 13 triệu năm của Megalodon.
“Quái vật” nào hay “điều” gì đã khiến sinh vật hung tợn nhất, mạnh nhất và lớn nhất trong tất cả các loài động vật có xương sống trong lịch sử ấy tuyệt chủng? Liệu rằng có phải thiên thạch đã kết thúc sự sống trên ngôi vương của Megalodon?
Điều gì đã tước đi “ngôi vương” đại dương của siêu cá mập Megalodon?
Các nhà khoa học cho biết, đến nay họ vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân khiến siêu cá mập Megalodon tuyệt chủng cách đây 2,6 triệu năm.
Tuy nhiên, theo những gì nghiên cứu được, các nhà khoa học đưa ra 2 giả thuyết để giải thích về sự biến mất của Megalodon.
Đầu tiên, rất có thể trong thời kỳ Megalodon sinh sống, nhiệt độ nước biển thích hợp cho chúng sinh sôi, nảy nở.
Nhưng đến một giai đoạn nào đó, nước biển trở nên lạnh hơn khiến chúng không thể thích nghi nổi với môi trường lạnh đột ngột.
Thứ hai, điều kiện sống nơi đại dương khắc nghiệt khiến “món ăn chính” (động vật dưới biển) của siêu cá mập biến mất khiến Megalodon mất đi nguồn thức ăn tự nhiên của mình.
Có nhiều người cho rằng, rất có thể cả 2 giả thuyết này gộp thành “cơn ác mộng” cùng xảy ra khiến cho siêu cá mập tuyệt chủng nhanh hơn.
Lại có ý kiến cho rằng, siêu cá mập Megalodon… chưa biến mất. Chúng chỉ đang sống ẩn nấp tại vực thẳm sâu nhất trên Trái Đất - vực Mariana (ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương). Vì tại đây, chúng mới có thể săn được những loài động vật khổng lồ như cá voi và mực khổng lồ.
Tất cả các giả thuyết mà các nhà khoa học đưa ra đều gây nhiều tranh cãi vì chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục nhất.
Trên thực tế, nếu siêu cá mập Megalodon còn sống, thì sự an nguy của con người và nhiều động vật biển khác bị ảnh hưởng rất nhiều.
Vì xét cho cùng, “hậu duệ thân cận nhất” của Megalodon chính là cá mập trắng. Chỉ cần nghe thấy cái tên này thôi cũng đủ khiến chúng ta sợ hãi rồi.
Nếu siêu cá mập Megalodon hoàn toàn biết mất, thì “ngôi vương” của đại dương thuộc về cá voi xanh Balaenoptera musculus.
Đây là loài động vật còn tồn tại lớn nhất từng được phát hiện từ trước tới nay, với tổng chiều dài cơ thể là 30 mét, cân nặng 177 tấn.
Đại dương quả là một thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, thú vị. rất có thể, ở rất sâu dưới làn nước xanh thăm thẳm kia là cả một thế giới mà con người với những trang bị hiện đại chưa thể chạm tới được.
Yếu tố này càng khiến chúng ta bị hấp dẫn mãi không thôi ở “thế giới ngầm” của đại dương!