Tạp chí điện tử Saostar
treding # Đảo thiên đường # bão Yagi
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm, đại dương có cạn nước?

Khi nghiên cứu về rãnh Mariana - rãnh sâu nhất thế giới, các nhà khoa học phát hiện ra mỗi năm có tới 3 tỷ tấn nước biển bị rãnh sâu này "nuốt chửng"

Rãnh Mariana - một kẽ nứt ở Tây Thái Bình Dương trải dài 2.540km và là nơi có điểm sâu nhất trái đất với độ sâu khoảng  11.034 mét. Theo tính toán, độ sâu này gấp 3 lần so với địa điểm tìm thấy xác tàu Titanic ở Đại Tây Dương và sâu hơn chiều cao của Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới.  

Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm, đại dương có cạn nước? Ảnh 1

Đáng chú ý, khi nghiên cứu về rãnh Mariana thì họ phát hiện ra mỗi năm có tới 3 tỷ tấn nước biển bị rãnh sâu này "nuốt chửng". Hơn nữa, rãnh Mariana đã tồn tại hơn 6.000 năm, cũng tức là đã có hàng chục nghìn tỷ tấn nước biển bị "thất thoát". Đây quả thực là 1 con số khổng lồ.

Việc rãnh Mariana "nuốt" nước biển vốn là 1 hiện tượng địa lý bình thường nhưng lượng nước mất đi quá lớn khiến các các nhà khoa học bất ngờ. Song, điều làm tất cả kinh ngạc hơn nữa là sau khi bị hút, mực nước biển không hề hạ xuống mà ngược lại còn dâng lên.  

Vậy tại sao mực nước biển không giảm?  

Chuyên gia cho rằng, lý do liên quan đến sự chuyển động của các mảng của trái đất. Môi trường chúng ta đang sống hiện nay là do các mảng di chuyển qua nhiều năm mà mắt người không nhìn thấy được, nhưng thực tế các mảng đã di chuyển từ hàng tỷ năm trước đến nay, và biển đã bị trái đất nuốt chửng trong hàng tỷ năm.

Sau khi nước biển đi vào bên trong trái đất, nó sẽ trả lại một phần nước biển cho trái đất dưới dạng hơi nước thông qua các vụ phun trào núi lửa do chuyển động của mảng tạo ra.

Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm, đại dương có cạn nước? Ảnh 2

Các phân tử nước này tạo thành mưa. Mưa rơi xuống trái đất và nước tiếp tục quay trở lại biển. Bất kể lượng nước bị rãnh đại dương nuốt vào bao nhiêu nó vẫn có thể theo quy luật vận hành này quay ngược trở lại biển lớn.  

Ngoài ra, thế giới bắt đầu ấm lên trong những năm gần đây. Các sông băng ở Nam Cực và Bắc Cực đang tan chảy với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hầu hết chúng cuối cùng sẽ đổ ra biển khiến mực nước biển không những không giảm mà tăng lên.

Tiếng gầm bí ẩn phát ra từ dưới rãnh Mariana

Trong quá trình nghiên cứu rãnh Mariana, các nhà khoa học còn tình cờ phát hiện những tiếng gần bí ẩn phát ra từ dưới rãnh sâu. Những âm thanh này rất ồn ào và ngắt quãng, rất giống với âm thanh trong các bộ phim kinh dị.  

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng dưới rãnh Mariana có 1 loài thủy quái khổng lồ nào đó, nhưng áp lực nước ở đây quá cao, lại không có thức ăn, sinh vật lớn không thể sống sót được.

Rãnh sâu nhất thế giới 'nuốt' 3 tỷ tấn nước biển mỗi năm, đại dương có cạn nước? Ảnh 3

Sau 3 năm dùng máy móc thăm dò, các nhà khoa học nhận ra rằng tiếng gầm gừ dưới rãnh Mariana thực sự có liên quan tới việc nước biển bị "nuốt chửng". Do lượng nước biển bị rãnh Mariana hút vào quá lớn cũng đã gây ra tiếng gầm kỳ lạ kia. Hơn nữa, việc rãnh Mariana đẩy nhanh tốc độ nuốt nước biển vốn là do con người khai thác tài nguyên dưới lòng đất quá mức.

Năm 2019, nhà thám hiểm Victor Vescovo (nhà đầu tư ở Texas) đã có hành trình lặn xuống độ sâu 10.927 mét và thiết lập kỷ lục thế giới. Vescovo cho biết, ông quan sát được một chiếc túi nilon và những chiếc vỏ kẹo ở dưới đáy của rãnh Mariana.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thiên An

Bình Luận

BÌNH LUẬN

Đừng Bỏ Lỡ

ĐỪNG BỎ LỠ