Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Phút trải lòng của CEO công ty dịch vụ 'nhảy múa trong tang lễ'

Tại Ghana, nhảy múa trong đám tang là một nghi lễ tạm biệt và cảm ơn người đã khuất, để họ có thể ra đi một cách thanh thản.

Những ngày dần đây, cộng đồng mạng đã không còn xa lạ với những tấm hình “meme” của những anh chàng da đen, khiêng quan tài và nhảy múa trong một đám tang.

Theo phong tục cũng như thói quen của mọi người, tang lễ vốn là nơi để tưởng niệm những người đã khuất. Đó là khoảng thời gian để mọi người tỏ lòng thành kính, những người thân thể hiện nỗi đau buồn, thương tiếc và luôn phải trang nghiêm hết mức có thể, có lẽ vậy mà những hình ảnh kỳ lạ và khác biệt kia bỗng chốc trở nên nổi tiếng trên các trang mạng xã hội.

Tuy nhiên, nhảy múa trong các tang lễ lại là một nghi lễ rất bình thường tại châu Phi, đặc biệt là tại Cộng hoà Ghana. Những người dân ở đây tin rằng, bằng việc nhảy múa trong đám tang, người chết sẽ ra đi một cách thanh thản và vui vẻ, bởi vậy mà dịch vụ “nhảy múa trong đám tang” trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận.

Được biết, đoạn video gốc hiện đang rất nổi tiếng trên mạng xã hội là của những nhân viên thuộc công ty Nana Otafrija - một công ty tang lễ ở Ghana, với người điều hành chính là Benjamin Addo.

Benjamin sinh ra tại thủ đô Accra, Ghana năm 1987. Nhà có 5 anh chị em, mẹ anh là bà mẹ đơn thân, kiếm tiền bằng việc bán chuối. Thời học trung học, trong một lần tham dự lễ tang tại nhà bạn, Benjamin “bén duyên” với ngành làm dịch vụ tang lễ khi giúp đỡ những người trong đội tang lễ, với số tiền thù lao ít ỏi nhận được, Benjamin bắt đầu có ý định theo công việc này. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh không học lên mà làm việc luôn trong ngành dịch vụ này.

Vào năm 2006, trong một đám tang của một vị tù trưởng, người nhà của ông có ý muốn tìm một đội tang lễ có thể nhảy múa trong đám tang khi khiêng quan tài, bởi khi còn sống, vị tù trưởng này rất thích nhảy múa. Khi ấy, không ai dám nhận làm yêu cầu quái đản này, một phần vì sợ sẽ đụng tới tôn nghiêm, một phần vì lo rằng khi nhảy múa bất cẩn sẽ làm…rơi quan tài, hậu quá chắc chắn chẳng ai dám nghĩ tới.

Nhưng Benjamin không suy nghĩ nhiều, anh tìm một vài người khỏe mạnh và thực hiện nghi lễ đặc biệt này. Tất nhiên, những động tác sẽ được tập dượt trước một cách kỹ càng để tránh rủi ro có thể xảy đến. Và thật bất ngờ, điệu nhảy nhận được hưởng ứng của nhiều người. Việc kinh doanh của công ty cũng từ ấy mà càng trở nên phát đạt.

Nana Otafrija dần vươn lên trở thành công ty đứng đầu trong ngành dịch vụ tang lễ tại Ghana. Hiện tại, nếu muốn trở thành thành viên của công ty, mọi người buộc phải nộp tiền để tham gia một khóa học đặc biệt trước khi được trở thành những người nhảy múa trong tang lễ.

“Quan điểm của tôi là nên nhảy múa trong đám tang. Bởi khi một người ra đi, bạn biết rằng người ấy đã từng xuất hiện và đóng góp một phần cho cuộc sống này, bởi vậy, những điệu múa giống như lời chào tạm biệt, cảm ơn người ấy đã xuất hiện trên thế giới này” - Benjamin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với đài BBC.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Sohu

Được quan tâm

Tin mới nhất